| Hotline: 0983.970.780

2 giống hoa hồng môn

Thứ Hai 11/03/2013 , 11:54 (GMT+7)

Hồng môn là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ưa mát, chịu được bóng râm và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp từ 70 - 80%, nhiệt độ từ 18 - 20 oC.

Từ nguồn giống nhập nội của Trung Quốc, sau nhiều năm tập trung nghiên cứu, tuyển chọn, xây dựng mô hình thử nghiệm, Viện Nghiên cứu rau quả khuyến cáo các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng đưa vào SX đại trà theo phương pháp trồng chậu 2 giống hoa hồng môn Alabama và Champion.

Kết quả khảo nghiệm và xây dựng các mô hình SX thử ở Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh và Sơn La cho thấy: Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam, 2 giống này có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt (tỷ lệ sống xấp xỉ 90%, thời gian ra hoa <150 ngày), khả năng ra nhánh và ra hoa cao (sau trồng 1 năm mỗi cây cho 3 - 4 nhánh, 5 - 6 hoa/cây), khả năng nhiễm sâu bệnh hại ở mức thấp, hoa đỏ tươi và đỏ thẫm.

2 giống trên đã được nông dân một số địa phương đưa vào trồng chậu để kinh doanh đem lại lợi nhuận cao như Gia Lâm (Hà Nội), Như Quỳnh, Văn Lâm (Hưng Yên), Hoành Bồ (Quảng Ninh), Mộc Châu (Sơn La)… Chúng tôi giới thiệu quy trình SX của Viện Nghiên cứu rau quả để bà con tham khảo, vận dụng.

Trồng và chăm sóc:

- Yêu cầu ngoại cảnh: Hồng môn là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ưa mát, chịu được bóng râm và độ ẩm cao. Độ ẩm thích hợp từ 70 - 80%, nhiệt độ từ 18 - 20 oC. Nếu để chậu bị khô cây sẽ cho màu lá sẽ nhạt, ngược lại nếu tưới dư nước cây dễ bị thối do nhiễm bệnh. Nhiệt độ thấp (dưới 15 oC) cây sinh trưởng kém, nếu để nhiệt độ cao (trên 30 oC) cây bị vàng lá, cháy lá, thậm chí chết cây.

- Nhân giống: Có thể trồng cây từ gieo hạt, tách chiết cây con từ cây mẹ hoặc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá. Với các cây con tách từ cây mẹ phải sau trồng từ 4 tháng trở lên và phải có ít nhất 3 - 4 lá. Dùng dao sắc tách cây con sát gốc, lấy rễ bào tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu.

- Giá thể: Thành phần giá thể có thể thay đổi tùy theo điều kiện từng nơi bao gồm đất phù sa tơi xốp, phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa… Theo nhóm đề tài, thành phần giá thể tốt nhất cho hoa hồng môn trồng chậu là 1/2 xơ dừa + 1/4 trấu hun + 1/4 phân chuồng hoai mục là phù hợp nhất.

- Thời vụ và cách trồng: Thời vụ trồng tốt nhất là trong tháng 3 DL. Đặt cây vào giữa chậu, lấp kín giá thể đến ngang phần cổ rễ và nén chặt cho rễ tiếp xúc tốt, xếp chậu vào chỗ râm mát hoặc trong nhà lưới có mái che để cây khỏi bị héo.

- Tưới nước: Trong thời gian đầu nên tưới vừa đủ ẩm 1 - 2 ngày/lần, khi cây lớn và nhất là thời kỳ ra hoa có thể tưới 1 - 2 lần/ngày tùy theo điều kiện thời tiết nhưng không để chậu cây bị úng nước dễ sinh bệnh, chết cây.

- Bón phân: Sau khi để nơi râm mát 10 - 15 ngày cần chuyển chậu sang khu vực dưỡng cây, có nhiều ánh sáng hơn. Bón phân tổng hợp NPK 16-16-8 cho cây khi thấy có biểu hiện vàng lá, kém phát triển. Ngoài ra bà con có thể phun thêm các chế phẩm như phân Đầu trâu (tỷ lệ: 20-20-15 +TE), Atonik, B1… và che bớt ánh sáng (tỷ lệ sáng thích hợp là 70%) giúp cây sinh trưởng tốt, cho nhiều hoa, hoa to, màu sắc rực rỡ hơn.

- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra và có các biện pháp phun trừ các đối tượng dịch hại như nhện đỏ, sâu ăn lá, tuyến trùng, bệnh thối củ, thối gốc, thối thân… Cắt tỉa bớt là già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì chế độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất