| Hotline: 0983.970.780

2 giống lúa chất lượng TBR 225, ĐA 1

Thứ Sáu 29/05/2015 , 06:13 (GMT+7)

Trời nắng như thiêu đốt, ông Nguyễn Văn Đài, GĐ HTXNN Đại Cương (Kim Bảng, Hà Nam) vẫn hăm hở dẫn chúng tôi đi “khoe” cánh đồng lúa. 

Bởi lẽ, năm nay quê ông trồng giống mới, lại được mùa.

Đứng giữa cánh đồng lúa chín, chúng tôi ai nấy mồ hôi đầm đìa. Chẳng mảy may, ông Đài vẫn lăng xăng bắt tay từng người rồi giới thiệu giống, kỹ thuật canh tác.

Vụ xuân 2015, HTX Đại Cương tiếp nhận giống ĐA 1 từ TCty Giống cây trồng Thái Bình (TSC) về xây dựng mô hình. Theo cam kết, TSC cũng sẽ là đơn vị thu mua toàn bộ sản phẩm đầu ra cho người SX.

Ông Đài bảo, vì địa phương có truyền thống đi đầu trong SXNN nên chỉ cần nghe tin giống mới là bà con hào hứng ngay.

Tại hội trường thôn 2, xã Đại Cương, người dân được cán bộ Cty, Phòng NN-PTNT Kim Bảng, HTX tận tình hướng dẫn kỹ thuật. Từ khâu gieo mạ, bón phân, trừ sâu bệnh, các hộ dân đều phải tuân theo hướng dẫn.

Trên cánh đồng Dộc, đồng Cời (thôn 2, xã Đại Cương), 20 ha lúa ĐA 1 tốt bời bời. Khắp nơi một màu vàng rộm của lúa chín. Bên cạnh là một khoảnh ruộng trồng Bắc thơm 7 trồng đối chứng.

Xã viên Lê Văn Nông phấn khởi, chỉ độ 10 ngày nữa là lúa được thu. Ông bảo, ĐA 1 cứng cây, dễ chăm sóc. Đặc biệt, giống lúa này tỏ ra chống chịu bệnh khô vằn, đạo ôn mạnh.

Như để minh chứng, ông Nông rẽ từng hàng, vạch từng gốc lúa cho chúng tôi mục sở thị. Khi “quay đầu”, vào chín mà lúa vẫn giữ được bộ lá sạch sâu bệnh. Lão nông này chỉ băn khoăn, vụ mùa tới liệu có được cấy tiếp giống ĐA 1 nữa không.

Ông Kiều Tuấn, Trạm trưởng KN huyện Kim Bảng cho biết, bên cạnh ĐA 1, vụ xuân 2015, địa phương này còn phối hợp với TSC xây dựng mô hình trồng giống TBR 225 tại xã Nhật Tựu.

Giống đối chứng là Khang dân 18. Do vụ xuân ấm, giai đoạn đẻ nhánh và trỗ bông, việc SX gặp nhiều khó khăn. Các HTX đã phải huy động máy bơm dã chiến tát nước cứu lúa.

Ông Tuấn đánh giá, qua theo dõi mô hình có thể thấy, giống ĐA 1 có TGST tương đương Bắc thơm 7 (130 ngày). Tuy nhiên, khả năng đẻ nhánh của ĐA 1 cao hơn giống đối chứng. ĐA 1 cứng cây, chiều cao lớn nên có thể đưa vào trồng ở những chân ruộng thấp.

Vụ xuân 2015, TSC cũng xây dựng được mô hình triễn diễn giống TBR 225 tại Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), diện tích 10 ha. Lúa sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh ở mức khá, chịu thâm canh. Địa phương đã đề nghị được tiếp tục mở rộng mô hình trồng TBR 225 những vụ tới.

Về giống TBR 225, theo ông Tuấn, đây là giống lúa năng suất cao, có thể thay thế Khang dân 18. Dẫu vậy, để TBR 225 đạt năng suất cao, người dân cần chú ý thâm canh.

Xét hiệu quả kinh tế, lúa ĐA 1 cho thu nhập cao hơn Bắc thơm 7 khoảng 8,3 triệu đ/ha. Với TBR 225, số tiền này cao hơn Khang dân 18 khoảng 10 triệu đồng.

Cùng đi thăm mô hình, ông Lại Văn Hiếu, GĐ Trung tâm KN Hà Nam đánh giá, cả hai giống kể trên đều có tiềm năng, năng suất cao. Thực tế đồng ruộng cho thấy, TBR 225 và ĐA 1 ít bị sâu bệnh. Đặc biệt giống ĐA 1 có khả năng chống chịu bệnh bạc lá rất thích hợp ở vụ mùa.

Ông Hiếu đề nghị phía TSC tiếp tục SX thử để đánh giá chính xác những ưu điểm của giống lúa này. Riêng TBR 225, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để sớm được công nhận chính thức để địa phương đưa vào cơ cấu SX.

Bà Nguyễn Thị Vang, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nam cũng đề nghị TSC tiếp tục phối hợp với địa phương xây dựng các mô hình trình diễn trong những vụ tới. Để người dân yên tâm, Cty phải ký cam kết thu mua sản phẩm, bao tiêu đầu ra cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó TGĐ TSC, các giống lúa TBR 225 và ĐA 1 đều là những sản phẩm chất lượng do đơn vị này nghiên cứu và chọn tạo. TSC đang hoàn thiện một nhà máy xay xát công suất 40.000 tấn/năm. Cty sẽ thực hiện đúng cam kết, thu mua toàn bộ sản phẩm, các hộ dân hoàn toàn yên tâm SX.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm