| Hotline: 0983.970.780

2 giống mới của Viện Nghiên cứu lúa

Thứ Tư 14/11/2012 , 10:27 (GMT+7)

Hương cốm 4 là giống lúa thuần được nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa về giao cho Viện Nghiên cứu lúa nghiên cứu, chọn thuần để phát triển SX.

LÚA THUẦN HƯƠNG CỐM 4

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, Viện Nghiên cứu lúa (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) cho biết, Hương cốm 4 là giống lúa thuần được nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa về giao cho Viện Nghiên cứu lúa nghiên cứu, chọn thuần để phát triển SX.

Hương cốm 4 có sức sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khỏe, bông to dài, hạt nhỏ dài sít, bản lá lòng mo, diện tích quang hợp lớn nên khả năng tích lũy chất khô vào hạt cao. Đặc biệt, gạo Hương cốm 4 thon dài, không bạc bụng, khi xay xát tỷ lệ gãy rất thấp, tỷ lệ gạo trắng trong đạt 68 - 70%, phù hợp cho xuất khẩu.

Qua 2 vụ khảo nghiệm SX đã xác định Hương cốm 4 có thời gian sinh trưởng vụ mùa từ 105 - 110 ngày, vụ xuân 115 ngày. Năng suất 5,5 - 6 tấn/ha (vụ mùa) và 6 - 6,5 tấn/ha (vụ xuân). Hương cốm 4 chống chịu bệnh tốt: Vụ mùa 2010, tiến hành lây nhiễm nhân tạo 5 nòi vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa, thấy Hương cốm 4 kháng tốt được 4 nòi và một nòi kháng trung bình, hơn hẳn Bắc thơm 7 bị nhiễm cả 5 nòi vi khuẩn gây bệnh bạc lá phổ biến ở phía Bắc.

Bà Trâm chia sẻ: Giống Hương cốm 4 đã SX thử tại Sóc Trăng vụ xuân 2011 năng suất đạt tới 7,5 tấn/ha. Tại TT- Huế mới trồng thử vụ hè thu vừa qua thấy giống thích nghi và phát triển tốt. Tuy nhiên, Hương cốm 4 còn nhược điểm là bị nhiễm rầy nâu và bệnh lem lép hạt, năng suất thuộc loại trung bình, cơm dẻo đậm nhưng chưa thơm. Viện sẽ chọn lọc rất khắt khe để duy trì được dòng thơm trước khi mở rộng SX.

GIỐNG LÚA LAI TH3-7

TH3-7 là giống lúa lai 2 dòng trung ngày, được lai tạo giữa dòng mẹ T1S-96BB và dòng bố R7. Dòng bố R7 được chọn từ quần thể phân ly của tổ hợp lai giữa Hương cốm 1 và R3, có bông to, hạt to dài, gạo trong thơm, cây cứng cao, khả năng truyền phấn tốt nên năng suất hạt lai F1 cao.

TH3-7 là giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao, trong thí nghiệm phân bón và mật độ vụ mùa 2012, năng suất cao nhất đạt 8 tấn/ha ở công thức bón 120 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K20/ha với mật độ 35 - 40 khóm/m2. Song do thời gian sinh trưởng hơi dài (vụ mùa 125 ngày) nên có thể bố trí trên chân đất trũng chỉ trồng 2 vụ lúa/năm hoặc đưa vào vụ xuân. Nếu đảm bảo quy trình thâm canh hợp lý, đây sẽ là giống lúa lai rất triển vọng.

Đặc biệt, hạt gạo TH3-7 dài 7 mm, thon và trong, tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên cao, cơm trắng đậm có mùi thơm. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 125 - 130 ngày nên cần bố trí vào trà đầu của vụ xuân muộn. Ưu điểm của TH3-7 là năng suất cao, bộ lá khỏe xanh bền, dòng mẹ T1s96 đã được lai chuyển một gen kháng bạc lá từ dòng đẳng gen IRBB21.

Bà Trâm tin tưởng, sau khi hoàn thiện quy trình SX hạt lai F1 và đưa ra thị trường thời gian sắp tới, TH3-7 sẽ trở thành giống lúa lai siêu cao sản trong tương lai.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm