| Hotline: 0983.970.780

2 máy bay của AirAsia lại gặp sự cố ở Thái Lan và Philippines

Thứ Tư 31/12/2014 , 08:00 (GMT+7)

Tuyên bố của AirAsia Thái Lan cho biết phi công đã phải cho máy bay quay lại sân bay quốc tế Don Mueang ở Bangkok sau khi phát hiện hiện tượng bất thường trong khoang chứa hành lý.

Giới chức hàng không Thái Lan ngày 30/12 cho biết một máy bay của hãng hàng không AirAsia đã phải quay đầu về điểm xuất phát khi đang thực hiện hành trình từ thủ đô Bangkok đến thành phố Khon Kaen ở Đông Bắc Thái Lan.

Tuyên bố của AirAsia Thái Lan cho biết phi công đã phải cho máy bay quay lại sân bay quốc tế Don Mueang ở Bangkok sau khi phát hiện hiện tượng bất thường trong khoang chứa hành lý. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra sau đó cho thấy máy bay không có bất kỳ vấn đề nào về kỹ thuật.

Chuyến bay đã được nối lại và đưa hành khách tới tỉnh Khon Kaen muộn vài giờ so với kế hoạch ban đầu.

Khoảng 2 giờ sau vụ việc trên, chuyến bay A340-600 của hãng hàng không Thái Airways trong lịch trình từ Bangkok đi London (Anh) cũng phải quay trở lại sau khi phi công báo cáo có vấn đề về kỹ thuật.

Tuyên bố của Thai Airway cho biết máy bay bị sự cố trong hệ thống đường nước nên phi công đã quyết định quay trở lại sân bay Suvarnabhumi ở thủ đô Bangkok.

Cùng ngày, một máy bay khác của AirAsia trên chuyến bay Z2272 theo lịch trình từ thủ đô Manila của Philippines đến hòn đảo du lịch Boracay đã bị trượt khỏi đường băng khi hạ cánh xuống sân bay Kalibo trong điều kiện thời tiết xấu và trời tối.

Nữ phát ngôn của lực lượng cảnh sát Thái Lan Nida Gredas cho biết rất may không có ai trong số 153 hành khách và phi hành đoàn bị thương. Hiện toàn bộ những người này đã được sơ tán an toàn ra khỏi sân bay.

Các vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Indonesia đang nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ chiếc máy bay xấu số QZ8501 bị rơi xuống biển Java hôm 28/12.

Trên máy bay có 162 người, gồm 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn. Sau hai ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã vớt được một số thi thể và mảnh vỡ ở eo biển Karimata tình nghi của máy bay QZ8501.

Theo Vietnam+

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm