| Hotline: 0983.970.780

2011, khoảng 87.000 lao động xuất ngoại

Thứ Tư 22/12/2010 , 10:50 (GMT+7)

Đó là thông tin mà ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) hy vọng sẽ đạt được.

Đó là thông tin mà khi trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) hy vọng sẽ đạt được. Ông cũng nói sẽ cùng với báo NNVN có một mục tư vấn riêng cho người nông dân biết cách chọn được thị trường xuất khẩu phù hợp với trình độ, khả năng kinh tế…

Dần cũng tới đích

Vào những tháng đầu năm 2010, người lao động (nhất là vùng nông thôn) không còn hy vọng vào thị trường xuất khẩu lao động bởi bị ảnh hưởng của nền kinh tế thì đến giữa năm, tâm lý này đã “ấm” dần lên. Trao đổi với NNVN, ông Quỳnh còn bác bỏ hoàn toàn thông tin "kế hoạch đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài có khả năng sẽ không hoàn thành".

 Ông Quỳnh lạc quan cho rằng, tuy chưa có báo cáo chính thức từ hơn 167 doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhưng Cục vẫn nhìn thấy có một bức tranh khả quan khi mà hai thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam hiện nay là Hàn Quốc và Malaysia kinh tế đang tăng tốc. Riêng thị trường Malaysia đang “ấm” trở lại với mức lương cao và điều kiện làm việc tốt hơn. Còn thị trường Hàn Quốc chủ yếu vẫn trong xu hướng lựa chọn lao động Việt Nam với tỷ lệ cao. Hiện Bộ LĐTB-XH đã có phương án đẩy nhanh các thủ tục xuất cảnh để người lao động không phải chờ đợi lâu.

Chọn thị trường nào?

Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng dự báo, năm 2011 sẽ có khoảng 87.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và Đài Loan (Trung Quốc) hiện là thị trường đang dẫn đầu về tiếp nhận lao động Việt Nam. Ngoài ra một số thị trường sẽ phát triển mạnh như Đông Âu (Ba Lan, Belarus), thị trường Trung Đông và châu Phi (Israel, Libya, Angola). Đặc biệt, thị trường châu Á trở thành trung tâm mới và Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Hàn Quốc sẽ thu hút nhiều lao động Việt Nam.

Vì vậy, vấn đề nhiều người quan tâm nhất là nên chọn thị trường nào cho phù hợp với trình độ và khả năng kinh tế của mình? Với thị trường Canada, các ngành nghề sản xuất nông nghiệp hay thợ làm bánh, nhân viên bán cà phê… được coi là khá đơn giản và hấp dẫn với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của anh Nguyễn Xuân Nam (người Bắc Giang) từng đi xuất khẩu ở nước này, để có được tấm visa lao động tại Canada lại không đơn giản. NLĐ phải đạt chuẩn nghề do phía Canada công nhận, tiếng Anh phải đạt trình độ IELTS 5.5 hoặc 6.

Bên cạnh đó thì Hàn Quốc cũng được coi là thị trường thu hút sự quan tâm nhiều nhất của NLĐ do chi phí thấp nhưng thu nhập lại cao (bình quân 1.000 USD/tháng). Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển dụng của thị trường này thường không cao, vì thế NLĐ không nên dồn hết hy vọng vào thị trường này. Thị trường Nhật Bản cũng tương tự.

Nói riêng về thị trường luôn được coi là tiềm năng là Malaysia, theo ông Quỳnh, đó vẫn là nước có khả năng tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Tuy nhiên, để đẩy mạnh số lượng lao động đưa sang làm việc tại Malaysia cần phải làm tốt công tác thẩm định các hợp đồng, ổn định, ít rủi ro, hướng dẫn các doanh nghiệp ký kết, triển khai đưa lao động đi. Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chính quyền, đoàn thể ở địa phương tổ chức tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc tại Malaysia.

Sẽ giải quyết thật nhanh mọi phát sinh

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài, Cục sẽ yêu cầu các cơ sở đại diện theo dõi, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, bảo đảm quyền lợi của người lao động, không để các vụ việc kéo dài tạo tâm lý không tốt cho người lao động và dư luận. Cũng theo ông Quỳnh, Cục cũng thường hướng dẫn trước khi đăng ký người lao động phải tìm hiểu loại hình làm việc có phù hợp hay không; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ về đơn hàng, hợp đồng; đọc kỹ hợp đồng, xác định rõ công việc sẽ làm, thu nhập, chi phí phải nộp...

Còn với ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ nhận định, để thị trường lao động khởi sắc thì phải giải đáp được những nguyên nhân khiến XKLĐ năm 2010 chưa thể bứt phá như: không tuyển chọn một số ngành cũng như trình độ kỹ thuật, chất lượng nguồn nhân lực phải cao hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp vẫn còn thận trọng trong việc chọn thị trường mới nên tập trung phát triển thị trường truyền thống có mức thu nhập trung bình. Hơn nữa, người lao động cũng đang khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.

Box:

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, 11 tháng đầu năm 2010 các doanh nghiệp XKLĐ trên cả nước đã đưa được 75.850 người đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó Đài Loan (Trung Quốc) vẫn đứng đầu bảng về tiếp nhận lao động Việt Nam và số lượng này chiếm hơn 1/3 tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tiếp đến là Malaysia với 9.479 người, Hàn Quốc 7.693 người, Nhật Bản 4.215 người, Lào 5.447 người, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) 5.049 người, Libya 4.644 người, Campuchia 3.236 người, Arập Xêút 2.511 người…

Box: Ở hầu hết các thị trường mới, chi phí người lao động phải nộp khá cao. Ví dụ như Israel, tổng chi phí phải nộp khoảng 6.000 USD/người, thậm chí cao hơn tùy doanh nghiệp, trong đó riêng phí môi giới từ 3.000 USD – 4.000 USD; Canada làm nông nghiệp, riêng phí môi giới đã là 6.000 USD/người; Thụy Điển đóng phí môi giới 2.000 USD/người. Tuy thế, trở ngại là ở những thị trường này, Việt Nam chưa có quan hệ hợp tác lao động, chưa có ban quản lý lao động, trong khi doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong quan hệ đối tác, khai thác hợp đồng, hạn chế về quản lý lao động đang làm việc. Đây là bất lợi lớn vì nếu rủi ro xảy ra, người lao động rất khó được bảo vệ và sẽ bị thiệt hại nặng về tài chính.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất