| Hotline: 0983.970.780

21 lãnh đạo Bộ Chính trị, Ban Bí thư được lấy phiếu tín nhiệm

Thứ Ba 25/12/2018 , 13:36 (GMT+7)

Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh và hai thành viên Ban bí thư không đủ điều kiện lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị Trung ương lần này.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 9, khoá XII sáng 25/12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, thời gian của Hội nghị lần này chỉ hai ngày nhưng những vấn đề được bàn và quyết định "rất hệ trọng".

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP

Cụ thể, Trung ương sẽ cho ý kiến về việc quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2021-2026; lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2018; xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ và một số vấn đề khác.

Tổng Bí thư đề nghị các Ủy viên Trung ương và đại biểu phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, đất nước, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để ra được Nghị quyết vào cuối kỳ họp.

Ông cũng nhắc nhở, việc lấy phiếu tín nhiệm những chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước là "rất hệ trọng và nhạy cảm", liên quan đến uy tín của Đảng nên các Ủy viên Trung ương phải phát huy cao tinh thần trách nhiệm và xây dựng.

Lá phiếu cần thể hiện chính kiến của mỗi Ủy viên, "góp phần làm cho việc lấy phiếu lần này thật sự dân chủ, khách quan, công tâm, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; không để các thế lực xấu, thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá".
 

Ba trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm

Hiện nay, tổng số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có 24 người. Tuy nhiên, Hội nghị lần này chỉ lấy phiếu 21 lãnh đạo gồm 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 5 thành viên Ban Bí thư.

Ba trường hợp không đủ điều kiện lấy phiếu gồm Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh do đang nghỉ chữa bệnh dài ngày và hai thành viên Ban Bí thư gồm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Trần Thanh Mẫn. Hai ông mới được bầu bổ sung vào Ban Bí thư ngày 9/5, chưa đủ thời gian công tác theo quy định.

Các Ủy viên Trung ương sẽ căn cứ vào hai nhóm nội dung để đánh giá mức tín nhiệm gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống gồm có: Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức; Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật...

Năng lực thực tiễn thì thể hiện qua kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công; Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp; Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc...

Việc lấy phiếu do Bộ Chính trị chủ trì. Ban Tổ chức Trung ương sẽ chuẩn bị phiếu, trên phiếu có danh sách người được lấy phiếu; tiêu chí tín nhiệm; dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương; đề xuất nhân sự Ban kiểm phiếu. Sau khi các Ủy viên ghi phiếu, bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu làm việc và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương.

Kết quả tín nhiệm được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách với cán bộ.

Những người có trên 50% phiếu tín nhiệm thấp có thể bị xem xét ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn. Những người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên có thể bị xem xét cho từ chức hoặc chuyển công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

Đây là lần thứ hai Trung ương tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Lần lấy phiếu đầu tiên diễn ra vào tháng 1/2015 tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu không được công khai.

Danh sách 21 lãnh đạo Bộ Chính trị, Ban Bí thư được lấy phiếu tín nhiệm

16 ủy viên Bộ Chính trị:

1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

2. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

3. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

4. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng 

5. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng

6. Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình

7. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ,

8. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh

9. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính

10. Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng

11. Trưởng Ban Dân vận Trương Thị Mai

12. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình

13. Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch

14. Bộ trưởng Công an Tô Lâm

15. Bí thư Thành uỷ TP Hà Nội Hoàng Trung Hải

16. Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân

5 uỷ viên Ban Bí thư:

1. Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên

2. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình

3. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Lương Cường

4. Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc

5. Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng

(VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm