| Hotline: 0983.970.780

24 tỷ xây trung tâm dạy nghề rồi... để đó

Thứ Ba 24/03/2015 , 06:15 (GMT+7)

Trung tâm Dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện Tịnh Biên, An Giang  được đầu tư hàng chục tỷ đồng rất hoành tráng, nhưng khai thác sử dụng không hiệu quả, thậm chí các đồ dùng dạy học còn chưa một lần được…dùng.

Theo ông Huỳnh Văn Tiền, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện Tịnh Biên, tổng diện tích xây dựng của trung tâm gần 1 ha, với kinh phí trên 24 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ năm 2013 đến nay.

08-42-14_ong-huynh-vn-tien-gim-doc-trung-tm-dy-nghe-v-gio-duc-thuong-xuyen-huyen-tro-doi-voi-chung-toi
Ông Huỳnh Văn Tiền, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và giáo dục thường xuyên huyện Tịnh Biên trao đổi với PV

Trung tâm gồm có 4 khu: Hành chính, lý thuyết, thực hành và khu giáo dục thường xuyên. Mỗi năm đào tạo nghề khoảng 30 lớp, với gần 900 học viên là người dân địa phương.

Điều oái oăm là trung tâm xây dựng xong lại không có học viên đến học, các lớp dạy nghề chỉ được mở tại các xã, ấp. Ông Tiền cho biết, người học nghề không chịu đi xa nên trung tâm phải chiều theo học viên là mở tại địa phương rồi đưa giáo viên và chuyển thiết bị thực hành xuống điểm học.

Song có thực tế là các điểm dạy nghề không đủ điều kiện cơ sở vật chất và gây nhiều khó khăn trong giảng dạy và học tập nên…chất lượng không được như mong muốn.

Hiện tại, trung tâm được tỉnh và huyện đầu tư xưởng thực hành với nhiều loại thiết bị như: Máy may, máy nổ, máy lạnh, điện tử, mộc dân dụng…, tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng được lắp đặt ở từng phòng riêng để học viên thực hành, nhưng các phòng này chưa một lần sử dụng và hiện đang “trùm mền”.

“Tất cả các thiết bị máy móc được đầu tư đủ loại mà chưa mở được lớp dạy nghề nào tại đây. Trung tâm đang phấn đấu mở lớp nghề đúng nghĩa để học viên được thực hành tại chỗ. Nhưng số lượng học viên học các ngành này ít. Nếu có thì họ cũng không chịu vào đây học nên gây khó khăn cho trung tâm rất nhiều” – ông Tiền lý giải thêm.

Theo ông Tiền, trong năm 2015, trung tâm sẽ mở nghề theo hướng liên kết với nhu cầu việc làm thực tế gắn với các DN để học viên sau khi học sẽ có việc làm ngay, nhưng hiện nay các DN cũng đang khó khăn nên ít ai học nghề. Chính vì vậy các thiết bị máy móc vẫn đắp chiếu trong phòng thực hành.

08-42-14_khu-xuong-thuc-hnh-duoc-du-tu-gn-5-ty-nhung-chu-tung-co-hoc-vien-vo-thuc-hnh
Khu xưởng thực hành được đầu tư 5 tỷ nhưng chưa có học viên nào vào đây thực hành

“Bây giờ mở lớp học là phải cử giáo viên xuống địa phương rồi chuyển dụng cụ xuống, mà đâu phải máy móc nào cũng di chuyển được. Đó là chưa kể điều kiện học tập không đủ nên chất lượng rất khó đạt yêu cầu tuyển dụng của các DN”, ông Tiền than vãn.

Ông Ngô Hồng Yến, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên cho biết, Trung tâm Dạy nghề và giáo dục thường xuyên mới được sáp nhập hơn 2 năm nay nên bộ máy hoạt động chưa hiệu quả. Còn vấn đề các thiết bị dạy nghề đang “trùm mền” thì ông cho rằng, sắp tới sẽ đào tạo nghề “theo địa chỉ” cùng DN phối hợp dạy nghề cho lao động để học xong là có việc làm.

“Hướng tới không mở học nghề tràn lan mà phải theo địa chỉ cụ thể để học viên học gắn với việc làm sau khi thành thạo nghề. Còn hiện giờ trung tâm đang “chờ và tìm” DN để mở lớp nghề sao cho sử dụng hiệu quả các thiết bị được đầu tư” – ông Yến nói.

Thực trạng trên nếu không quản lý và khai thác tốt thì quá lãng phí tiền Nhà nước. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.