| Hotline: 0983.970.780

"3 con gà" - Sự khác biệt được nông dân tin dùng

Thứ Ba 23/12/2014 , 09:00 (GMT+7)

Một loại phân bón vượt trội trên đồng ruộng, được nông dân tin dùng phải có một điểm nào nó hơn hẳn các loại phân bón khác. Vậy “3 con gà” có điểm gì khác biệt, chúng ta hãy tìm hiểu xem.

Chúng tôi đến “gõ cửa” Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa lai (Viện Cây lương thực - cây thực phẩm) nằm khiêm tốn bên cạnh Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Ông Trần Văn Tứ, cán bộ trung tâm là người gần như tiếp xúc sớm nhất với phân bón cao cấp “3 con gà”. Theo ông, chưa có loại phân nào đặc biệt như “3 con gà”. Đặc biệt từ nguồn nguyên liệu, thành phần, cấu tạo cho đến đặc tính lý hóa của phân.

Trung tâm của ông Tứ năm nào cũng nhận vài chục mẫu phân bón về khảo nghiệm, thử nghiệm. "Khảo" đến chán mắt, mỏi tay nhưng để tìm ra một đặc tính tốt của một loại phân không hề đơn giản.

Phân nào cũng na ná nhau, cũng đa trung vi lượng, cũng bao bì là rau, lúa, trái cây xôm tụ, nhưng bón trên đồng, phân có tốt không thì may ra 10 chọn được 1.

Thế nên, không chỉ nông dân mà ngay các nhà khoa học cũng phải mỏi mắt lựa chọn chủng loại phân, công thức, hãng phân để áp dụng sao cho cân đối dinh dưỡng với từng loại cây trồng trong nghiên cứu. Danh mục phân bón ngày càng dài, nhưng cân đong đo đếm phân bón góp ích gì vào bảng thành tích tăng năng suất, chất lượng cây trồng thật không dễ dàng.

Các loại phân bón vô cơ đang sử dụng trong nước hiện nay hầu hết được tạo ra từ sản phẩm hóa thạch bằng phương pháp nung chảy hoặc bằng phương pháp hóa học, hàm lượng các chất khó tiêu cây không sử dụng hoặc khó hấp thụ còn dư thừa để lại trong đất cao là thủ phạm làm chai cứng đất.

Theo ông Tứ, phân bón cao cấp “3 con gà” hoàn toàn khác nhiều loại phân NPK khác chính ở nguồn nguyên liệu trên 70% “Made in Japan”.

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước kỹ tính trong yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Phân bón là thành tố quan trọng tạo nên phẩm chất cây trồng sạch, nên ngay từ khi tìm nguồn nguyên liệu SX phân bón, các DN Nhật Bản đã cực kỳ chú trọng việc tạo ra nguồn nguyên liệu sạch, độc đáo.

Nguyên liệu SX phân bón NPK cao cấp “3 con gà” được tạo ra từ 2 nguồn. Thành phần P2O5, K2O; các nguyên tố trung vi lượng và chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật - sản phẩm phụ trong SX nông nghiệp của các ngành trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, rất dễ tiêu, không để lại chất dư thừa trong đất, khác hẳn nguồn nguyên liệu hóa thạch khó tiêu, để lại đất nhiều chất dư thừa.

Nguồn nguyên liệu trải qua quá trình nung áp suất, không khác gì tôi luyện trong “lò bát quái” nên hoàn toàn loại bỏ các độc hại, hàm lượng chất hữu cơ cao khiến nguồn nguyên liệu an toàn với môi trường.

Hơn nữa, lâu nay các nhà SX phân bón chỉ chú ý các hàm lượng đa lượng (phân đơn như đạm, lân, kali) và vi lượng, mà chưa quan tâm nhiều đến nguyên tố trung lượng.

Cây trồng lại rất cần trung lượng (Si, S, Mg, Ca), một thành phần cân bằng pH đất, giúp sinh trưởng phát triển cân đối. Chính nguyên tố Mg là thành phân của nhân tế bào diệp lục, Si tham gia tạo thành màng tế bào thành mạch giúp cây cứng cáp, chống đổ tốt và chống sâu bệnh.

Một thời gian dài, cây trồng được hấp thụ dinh dưỡng mất cân đối, cây yếu ớt, sâu bệnh nhiều, chất lượng sản phẩm kém, khó bảo quản, nhanh hỏng. Trung lượng chỉ được chú ý khi các DN chuyển sang SX phân NPK thay cho phân đơn.

“3 con gà” không chỉ cân đối trung lượng mà hơn nữa đó lại là nguồn trung lượng tự nhiên dễ tiêu tới hơn 23%, trong lúc tổng hàm lượng chất dễ tiêu của các loại phân bón thông thường khác thấp hơn nhiều, giúp cây trồng gần như hấp thụ 100% phân bón, không bỏ phí bất kỳ hạt phân nào.

Nguyên liệu nhập khẩu SX phân bón “3 con gà” đã có đầy đủ các thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng cùng hàm lượng chất hữu cơ cao với các hợp chất kết dính, chất hấp thu tạo thành các hạt nhỏ li ti ví như hạt keo đất trong tự nhiên.

Sau khi được phối trộn với ure đã được bao bọc bởi lớp màng hữu cơ. Viên phân như được mặc lớp áo giáp để dinh dưỡng tan từ từ trong đất, ngấm vào từng chiếc rễ nhỏ nhất của cây trồng.

Theo ông Tứ, quá trình sinh trưởng của cây trồng như một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây để cung ứng lượng phân bón phù hợp, không thừa không thiếu. Đó chính là cách bón phân khoa học, hiệu quả.

Điều này giúp tiết kiệm phân bón một cách triệt để. Nói cách khác nông dân mua 1 đồng phân, cây hấp thụ hết 0,99 đồng, giúp xóa đi vấn nạn phổ biến trên đồng ruộng hiện nay là 1/3 lượng phân bón bị rửa trôi lênh láng hoặc bay thẳng vào không trung vừa lãng phí tiền của vừa gây ô nhiễm môi trường.

bo-bi-phn-bon-co-cp-b-con-gnpk1289213555915
Bón phân "3 con gà" cho củ su hào lăn lóc khắp ruộng

Cũng theo ông Tứ, nguồn nguyên liệu SX phân bón “3 con gà” còn có hàm lượng đất quý hiếm phun trào từ các ngọn núi lửa Nhật Bản, sau khi được nung trong các miệng núi lửa hàng trăm năm nên không độc hại và nguồn nguyên liệu này ngoài Nhật Bản thì không quốc gia nào có.
Chính tại Nhật Bản cũng không có nhiều DN được phép khai thác, kinh doanh loại nguyên liệu trên, nó gần như “vàng mười” chỉ nằm trong tay dăm DN phân bón uy tín.

Ông Tứ yêu “3 con gà” và ông tin rằng trong cuộc đời làm công tác nghiên cứu của mình, tìm ra vài loại phân bón có đặc tính quý hiếm như “3 con gà” đã là diễm phúc. Phân ra lò, ông thí nghiệm ngay trên cây lúa đã đem lại hiệu quả rõ rệt: Năng suất, chất lượng tăng - chống chịu tốt - chi phí giảm, một sự trùng hợp kỳ diệu với nhãn hiệu 3 con gà "đẻ trứng vàng".

Đem tung lên các đồi chè trung du, thấy lá chè khác hẳn, màu sắc, thần thái cây chè như trẻ ra, sung sức, uống ấm trà sau khi bón phân "3 con gà” thấy đậm đà hơn hẳn. Rải phân vào các vườn ổi Đông Dư, vị quả ổi khác hẳn, đậm ngọt, cùi quả ổi dày, giòn, ăn một quả muốn ăn cả vườn.

Lên Thổ Tang (Vĩnh Phúc), “3 con gà” tãi ra đến đâu, bắp cải cuốn tròn chặt, su hào lăn lóc khắp đồng ruộng, nhìn no mắt. Đặc biệt cà chua bón bằng phân này thì miễn chê, màu quả đẹp, vận chuyển xóc như xóc ốc cũng không thối dập, cà nấu lên đậm đà hơn hẳn.

Người trồng rau Thổ Tang vốn đã có nghề, rau nào phân ấy, nhìn rau mà đoán bón phân gì. Chẳng thế mà lâu nay dân Thổ Tang chỉ dùng dăm loại phân bón, không thay đổi đều là các nhãn phân bón cao cấp. Khi phân “3 con gà” lên Thổ Tang, mọi con mắt xăm soi đã nhường chỗ cho thiện cảm và thán phục. Đến nay “3 con gà” đã cơ bản làm chủ đồng đất nơi đây mà không tốn chút công sức “PR” nào.

Một lưu ý duy nhất với bà con nông dân khi bón phân “3 con gà” là với ruộng lúa, bừa lần cuối trước khi cấy nên ném phân mạnh tay, phân chìm vào đất, sau đó là quá trình phân tan dần, thấm sâu, giúp cây lúa sẽ hấp thụ 100%.
Còn với rau màu, bón phân “3 con gà” chú ý mặt ruộng ẩm, đừng khô quá, khi tiếp xúc với ẩm độ cao, lớp áo ngoài viên phân rách dần ra, dưỡng chất chui sâu vào từng thớ đất, giúp cây trồng dùng hết lượng phân bón, không thừa không thiếu.

Trong bón phân lâu nay, có khái niệm bón lót và bón thúc. Đến khi “3 con gà” xuất hiện, khái niệm này bị thay đổi (đánh đổ).

Dùng “3 con gà” chỉ bón 1 lần duy nhất cho đến tận khi thu hoạch đối với cây ngắn ngày, không phải bón thêm bất kỳ lần nào hoặc bón thêm loại phân nào nữa.

Với công nghệ nhả chậm, “3 con gà” từ từ ngấm vào lục phủ ngũ tạng cây trồng một cách từ từ, nhẹ nhàng giống như sâm nhung đã truyền vào người thì sẽ lan tỏa ra khắp tứ chi.

Theo ông Tứ, với cây ngô, có thời gian sinh trưởng dưới 150 ngày, bón phân “3 con gà”, cây có khoảng 60 ngày hấp thụ dinh dưỡng nên đều và sâu, thay cho các loại phân khác chỉ trong vài ngày cây phải “tiêu hóa” cật lực dẫn đến bội thực, nếu không hàm lượng các chất dễ tiêu bốc bải hết ra môi trường.

Mỗi loại cây trồng có chu kỳ sinh trưởng khác nhau, có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nhưng cây trồng nào cũng cần được cung cấp dinh dưỡng trong suốt quá trình phát triển để nó hấp thụ một cách chậm rãi, thay cho việc “no dồn đói góp”.

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.