| Hotline: 0983.970.780

3 năm, Phú Thọ huy động hơn 5.431 tỷ đồng xây dựng NTM

Thứ Sáu 14/12/2018 , 14:05 (GMT+7)

Tính từ năm 2016 đến thời điểm hiện tại, tỉnh Phú Thọ đã huy động được 5.431.615 triệu đồng trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).

Chính nhờ sự chung tay chung sức, huy động toàn thể các nguồn lực đóng góp, bộ mặt NTM ở tỉnh trung du này đã thay đổi rõ rệt.
 

Chuyển biến mạnh mẽ từ lượng sang chất

Theo Văn phòng điều phối chương trình NTM tỉnh Phú Thọ, kết quả huy động các nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến cuối năm 2018 đạt 5.431.615 triệu đồng.

14-29-58_phu_tho
Phú Thọ đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM

Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp thực hiện Chương trình là 697.310 triệu đồng (12,8%); vốn ngân sách nhà nước đầu tư lồng ghép thực hiện chương trình (từ chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững và lồng ghép từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác) 1.592.862 triệu đồng (29,3%); vốn ngân sách địa phương 1.407.056 triệu đồng (25,9%); vốn tín dụng 1.177.400 triệu đồng (21,7%); vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác 191.405 triệu đồng (3,5%); vốn cộng đồng dân cư và huy động khác 365.582 triệu đồng (6,7%)...

Chỉ tính riêng năm 2018, kết quả huy động các nguồn lực xây dựng NTM ở Phú Thọ cũng hết sức khả quan, ước đạt 1.768,2 tỷ đồng. Có thể nói rằng, tinh thần chung sức chung lòng đã và đang phát huy mạnh mẽ và tạo những bước chuyển biến hết sức rõ rệt trong xây dựng NTM.

Ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở NN-PTN tỉnh Phú Thọ chia sẻ: Hiện nay, việc xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đang chuyển biến mạnh mẽ từ “lượng” sang “chất”, vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng để thực hiện xây dựng NTM hiệu quả và bền vững là làm sao để người dân tin tưởng, đồng sức, đồng lòng cùng thực hiện. Để đạt được mục tiêu này, phát triển sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về NTM là giải pháp nền tảng.

Trước mắt, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn tăng thu nhập cho người dân, thông qua cơ chế chính sách hỗ trợ.

Triển khai thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp thông qua các mô hình kinh tế như hợp tác xã, tổ hợp tác, kinh tế trang trại. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu, điều kiện cụ thể và lợi thế sản xuất của từng nơi.

Các đơn vị, địa phương xác định “kim chỉ nam” xuyên suốt trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, là tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể, tăng cường sự đồng thuận trong nhân dân. Từ đó huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng theo phương châm “không chạy theo thành tích”. Có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế - xã hội, xứng đáng là xã NTM với những giá trị bền vững.

Ngoài ra, các cấp, các ngành từ tỉnh đến địa phương cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền vận động để người dân hiểu được cái lợi mà mình được hưởng trong chương trình xây dựng NTM, tự giác tham gia vào quá trình xây dựng NTM.
 

Kinh tế nông nghiệp là trọng điểm

Lâm Thao là huyện NTM đầu tiên không chỉ riêng Phú Thọ mà còn của cả khu vực miền núi phía Bắc. Kể từ khi được công nhận vào năm 2015, “ngọn cờ đầu vùng miền núi phía Bắc” này tiếp tục có những giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới mục tiêu phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương. 

Đến bất cứ xã nào trên địa bàn huyện Lâm Thao cũng thấy rõ những đổi thay. Sau khi thực hiện khâu đột phá về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt, trọng tâm là hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại, để phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học gắn với chế biến và tiêu thụ, Lâm Thao đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện.

Trong đó ưu tiên hàng đầu, là huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở, tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như: Xây dựng hạ tầng nông nghiệp- nông thôn, hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp- làng nghề, duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề mới theo nhu cầu thị trường như: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, lễ hội, tiêu dùng... nhằm tăng nhanh giá trị sản xuất.

Để chuyển dịch mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Lâm Thao đã triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm. Dồn đổi ruộng đất, đồng thời với hình thành các vùng sản xuất tập trung và đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. Cơ giới hóa nông nghiệp, đồng bộ các khâu sản xuất, ưu tiên nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu gieo trồng, thu hoạch và bảo quản.

Đến nay, tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp của Lâm Thao đạt khoảng 65%, trong đó khâu làm đất, vận chuyển đạt 100%; tỷ lệ lúa lai, lúa chất lượng cao trên địa bàn đạt gần 70% quy hoạch các vùng sản xuất lúa, rau an toàn, nuôi trồng thủy sản tập trung và tích cực thu hút đầu tư các dự án vào cụm công nghiệp của huyện và cụm làng nghề nhằm giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân. 

Ông Nguyễn Xuân Tường, Bí thư Huyện ủy Lâm Thao khẳng định: Việc huy động nguồn lực nâng cao chất lượng các tiêu chí, sau khi đã đạt chuẩn NTM  là vấn đề đặt ra đối với Lâm Thao, đặc biệt phải duy trì và nâng cao chất lượng để những tiêu chí đó không tụt hậu.

Những thay đổi tích cực trong tổ chức sản xuất đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất bình quân, nếu như năm 2010 là 70 triệu đồng/ha thì nay Lâm Thao đã là huyện đầu tiên của tỉnh có giá trị sản xuất bình quân đạt 120 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 36 triệu đồng, tăng gần 3 triệu đồng so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 3%.

Những công trình được đầu tư nâng cấp và xây mới đã giúp bộ mặt nông thôn Lâm Thao thay đổi, ngày càng nhiều “phố trong làng” xuất hiện ở tất cả các địa phương trong huyện, khẳng định thành quả từ việc nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm