| Hotline: 0983.970.780

3 tỷ USD để chống tắc đường tại TP HCM

Thứ Tư 15/12/2010 , 08:50 (GMT+7)

Trong số hai dự án lớn trị giá 3 tỷ USD xây tàu điện ngầm và đường sắt cao tốc tại TP HCM, ADB hỗ trợ 1,1 tỷ USD.

Trong số hai dự án lớn trị giá 3 tỷ USD xây tàu điện ngầm và đường sắt cao tốc tại TP HCM, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ 1,1 tỷ USD.

Cụ thể, ADB sẽ cung cấp 540 triệu đôla cho một dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm và 636 triệu đôla cho dự án xây đường cao tốc. Cả hai dự án này được kỳ vọng sẽ giúp giải tỏa tình trạng tắc nghẽn tại những con đường quá đông đúc tại TP HCM.

Dự án đầu tiên dành cho hệ thống tàu điện ngầm dài 11,3 km trị giá 1,4 tỷ USD kéo dài từ Bến Thành ở trung tâm, đi qua Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất tới Tham Lương. Trong 11,3 km này có 9,3 km chạy ngầm và 2 km đường kết nối từ đường ngầm lên trên mặt đất.

Ước tính, trong 2017, năm đầu tiên đưa tàu điện ngầm vào vận hành sẽ có khoảng 213.000 lượt hành khách, sau tăng lên 300.000 lượt vào năm 2020 và đạt con số trên 700.000 lượt vào năm 2035. Nhờ có tàu điện ngầm, thời gian đi lại sẽ giảm 20% so với hiện nay và số vụ tai nạn giao thông giảm 30%.

Ngoài ADB, các nhà tài trợ khác cho dự án này là là Ngân hàng Tái thiết Đức - KfW Bankengrupe (313 triệu USD) và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) (195 triệu USD). Chính phủ Việt Nam tài trợ phần còn lại là 326,5 triệu đôla.

Đường tàu do ADB hỗ trợ sẽ được xây dựng đồng bộ với những hệ thống tàu điện ngầm khác đang được phát triển tại TP HHCM, trong đó có tuyến đầu tiên do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ phần lớn.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông được dự báo sẽ ngày càng căng thẳng trong thời gian tới với dân số và số lượng ôtô tăng lên

Dự án thứ hai là 57 km đường cao tốc từ Bến Lức tới Long Thành trị giá 1,6 tỷ USD. Do được tính đến cả yếu tố biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt nên đường cao tốc được thiết kế để tránh lụt lội với một nửa phần đường là cầu và cầu cạn dây văng. Khi toàn bộ đường cao tốc khánh thành vào 2017, thời gian đi lại qua tuyến đông - tây sẽ giảm 80% so với hiện nay, tỷ lệ tai nạn giao thông cũng ít hơn 10%.

"Hiện nay, các phương tiện đi lại từ miền tây sang miền đông đều phải đi qua trung tâm thành phố. Điều này không những gây tắc nghẽn giao thông, mà còn tăng chi phí hậu cần đối với doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng kinh tế", ông James Lynch, Vụ trưởng, Vụ Giao thông Đô thị và Giao thông vận tải khu vực Đông Nam Á của ADB phát biểu.

Ngoài ADB, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp 635 triệu đôla cho Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành và Việt Nam sẽ đảm nhận phần còn lại là 337 triệu USD.

Phương tiện cá nhân hiện chiếm lĩnh các tuyến đường giao thông tại Việt Nam. Còn nói riêng về TP HCM, cơ sở hạ tầng đường xá đã đạt đến điểm bão hòa. Trong khi đó, dân số của thành phố được dự báo sẽ còn tăng từ 9 triệu lên 14 triệu người tính đến 2025. Lúc đó, giao thông sẽ tiếp tục trở thành vấn đề bức xúc, đặc biệt khi nhiều người chuyển từ xe máy sang ôtô do thu nhập tăng. "Những dự án kể trên sẽ giảm đáng kể tắc nghẽn giao thông, giảm tai nạn giao thông và cả khí thải cácbon", ông James Lynch nói thêm.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm