| Hotline: 0983.970.780

3 xã NTM đầu tiên ở ĐBSCL đạt 13/19 tiêu chí

Thứ Hai 23/08/2010 , 10:14 (GMT+7)

Cuối tuần qua, UBND tỉnh hậu Giang đã tổ chức lễ công nhận xã Vị Thanh (Vị Thủy, Hậu Giang) là xã nông thôn mới (NTM). Đây là 1 trong 3 xã đầu tiên ở ĐBSCL đạt 13 tiêu chí theo qui định của Bộ NN-PTNT.

Kinh tế phát triển, bộ mặt xã NTM Vị Thanh ngày càng khởi sắc

Cuối tuần qua, UBND tỉnh hậu Giang đã tổ chức lễ công nhận xã Vị Thanh (Vị Thủy, Hậu Giang) là xã nông thôn mới (NTM). Đây là 1 trong 3 xã đầu tiên ở ĐBSCL đạt 13 tiêu chí theo qui định của Bộ NN-PTNT.

Ngay sau khi được thành lập (chia tách từ tỉnh Cần Thơ), UBND tỉnh Hậu Giang đã chọn xã Vị Thanh (Vị Thủy) và Vĩnh Viễn (Long Mỹ) để xây dựng thí điểm xã NTM. Từ một xã thuần thông, sau 5 năm phấn đấu xây dựng, đến nay Vị Thanh đã chính thức trở thành xã NTM. Ông Huỳnh Văn Trắng, Chủ tịch UBND xã Vị Thanh cho biết: "Khi được tỉnh chọn để xây dựng NTM chúng tôi rất lo. Bởi lúc đó Vị Thanh chỉ là một xã trung bình, cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập chủ yếu dựa vào cây lúa là chính, đời sống người dân khó khăn. Xác định nông nghiệp là thế mạnh, xã đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Hiện 1.400ha đất nông nghiệp của xã đã có hệ thống tưới tiêu khép kín".

Cũng theo ông Trắng chính việc đầu tư, áp dụng KHKT mới vào SX đã làm thay đổi dần tập quán canh tác của người dân. Đến nay, trong canh tác lúa, gần như nông dân Vị Thanh đã bỏ hẳn tập quán sạ lang, sạ dày, thay vào đó là biện pháp sạ hàng, các biện pháp IPM, 3 giảm 3 tăng, cơ giới hóa SX được áp dụng triệt để. Mô hình kinh tế làm ăn hợp tác ngày càng phát triển. Từ chỗ làm ăn manh mún nhỏ lẻ, đến nay xã đã có 1 HTXNN và nhiều CLB khuyến nông, trong đó có 1 CLB nhân SX lúa giống (diện tích 54ha), đảm bảo cung ứng 100% giống lúa xác nhận cho toàn xã.

Để phát triển kinh tế, xã còn vận động nông dân phát triển các mô hình đa canh tổng hợp mang lại hiệu quả cao. Ông Lê Văn Buôl, nông dân ấp 7A1, xã Vị Thanh là một trong nhiều hộ đã mạnh dạn phá thế độc canh cây lúa chuyển sang làm giàu từ mô hình đa canh. Theo ông Buôl, làm lúa tuy ăn chắc nhưng lợi nhuận không cao. Năm 2007, ông quyết tâm bỏ 3/23 công đất lúa của gia đình để đào ao nuôi cá thát lát cườm (một loài thủy sản đặc sản của Hậu Giang), trên bờ vuông trồng dừa dứa. “Với cách làm này, hiện nay mỗi năm trung bình gia đình tôi có thu nhập gần 200 triệu đồng. Trong khi đó, nếu làm lúa giỏi lắm chỉ lãi 100 triệu đồng/3 vụ/năm” – ông Buôl phấn khởi. Đến nay, toàn xã đã phát triển được 200ha diện tích nuôi trồng thủy sản với các loài có giá trị kinh tế cao như: cá bống tượng, thát lát cườm, cá rô đồng, cá lóc…

Ông Nguyễn Chiến Bình, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang:

Xây dựng NTM là cơ sở để CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với đô thị hóa nông nghiệp. Bằng chứng là chỉ sau năm năm xây dựng, bộ mặt xã Vị Thanh đã được thay đổi, ngày càng khởi sắc, đời sống ngày càng sung túc. Trên cơ sở đã đạt được, Vị Thanh cần phấn đấu phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp để có thể hoàn thành 19 tiêu chí về xã NTM của Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Chính quyền địa phương còn quan tâm xây dựng nhiều mô hình thoát nghèo bền vững. Mô hình cải tạo vườn tạp, trồng rau màu là một trong những điển hình như thế. Ông Dương Văn Bình, nông dân ấp 05, xã Vị Thanh đã thoát nghèo từ mô hình này cho biết: “Năm 1996, khi mới lập gia đình ra riêng, do chỉ có 500 m2 đất vườn tạp, nên vợ chồng tôi chọn nghề bán ghe hàng để kiếm sống. Sau nhiều năm lênh đên buôn bán, đời sống cũng chẳng khá lên, trong khi con cái tới tuổi đến trường lại không được đi học. Được sự giúp đỡ của chính quyền, tôi đã bán ghe hàng, lên bờ cải tạo vườn tạp để trồng rau. Từ vài chục m2 ban đầu thấy có hiệu quả, tôi đã mạnh dạn phá bỏ 500m2 vườn tạp trồng các loại rau ăn lá như tần ô, rau húng, giấp cá…Rau trồng ra không đủ bán, hiện mỗi ngày, gia đình tôi có thu nhập khoảng 400.000 đồng từ tiền bán rau”.

Kinh tế phát triển, người dân tự nguyện đóng góp tiền và công sức cùng nhà nước xây dựng hạ tầng giao thông. Nếu như thời điểm bắt đầu xây dựng NTM, Vị Thanh chỉ có 68% lộ giao thông cho xe môtô đến xóm ấp được thì hiện nay là 100%. Hầu hết các tuyến đường đã được bêtông hóa, cầu khỉ đã được thay bằng cầu bêtông, cầu sắt đi lại thuận tiện bất kể mùa mưa nắng. Sau 5 năm năm xây dựng và phát triển, nhiều chỉ tiêu kinh tế, xã hội của Vị Thanh đã đạt khá cao so với bình quân chung của cả tỉnh.

Trong đó, giá trị SXNN, công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng mạnh; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 15 triệu đồng/người/ năm (cao gấp 2 lần so với thời điểm bắt đầu xây dựng); tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 8,7%, số hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87%; số hộ sử dụng điện đạt hơn 96%...Các tiêu chí như phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho dân số trong độ tuổi, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng mở rộng đều đạt 100%.

UBND tỉnh Hậu Giang đã chính thức công nhận 3 xã: Vị Thanh (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) và Tân Tiến (thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) đạt chuẩn xã NTM tại các Quyết định: số 1722/QĐ-UBND, số 1723/QĐ-UBND và số 1724/QĐ-UBND. Đây là 3 trong tổng số 36 xã, phường, thị trấn văn hóa của tỉnh Hậu Giang được chọn làm xã điểm để xây dựng nông thôn mới, và đến thời điểm được công nhận cả 3 xã đều đạt chuẩn 13 tiêu chí, kinh phí đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng và các thiết chế khác khoảng 100 tỷ đồng/xã.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất