| Hotline: 0983.970.780

30 năm thời 'Ngư dân nhà nước'

Thứ Ba 24/12/2019 , 13:15 (GMT+7)

Năm 2019, hàng loạt các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Ngãi tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh.

Chiếc tàu đánh cá của Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Chiến Thắng.

Cách đây 30 năm, ngư dân đi biển có ngư dân làng chài và ngư dân nhà nước. Câu chuyện này đã trở thành dấu ấn phát triển nghề biển một thời, ngư dân nhà nước cũng là một điểm nhấn khi Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được tổng kết.

Tại khu vực biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định năm 1978, trên chiếc tàu đánh cá mang số 05 diễn ra cảnh 6 ngư dân hì hục kéo lưới rồi lại lao xuống nước ngắm nghía con cá khổng lồ nặng hàng tấn đang đập vi ầm ầm. Tiếng hò la kéo cá, tiếng la hét “kéo cá nhanh lên, trời sắp đổ giông”.

Con tàu rơi vào thế tiến, lùi không thông. Vì con cá đuối to bằng 2 chiếc bàn dính chặt vào lưới, kéo lệch tàu về một phía. Lúc biển sắp nổi giông thì đây là tình huống nguy hiểm vì chân vịt tàu mắc lưới nên bất động. Các ngư dân phải cầm dao lao cắt lưới để thả không cho cá về biển. Chiếc đuôi to của con cá quẫy đạp khiến lưng của ông Phan Huy Hoàng tróc một mảng da lớn. 

Sau năm 1975, vùng biển sát bờ vẫn còn rất nhiều cá to như vậy. 25 chiếc tàu của Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Quy Nhơn tỉnh Nghĩa Bình được xây dựng theo mô hình kinh tế tập thể. Mỗi chàng thủy thủ đi biển đều được hưởng lương, nhưng phải đáp ứng mức khoán 15 tấn cá/người/tháng.

Ông Huỳnh Ngọc Tài làm giám đốc Xí nghiệp. Ông Tài nguyên là giám đốc Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) nên tham mưu cho Ty Thủy sản Nghĩa Bình xây dựng mức khoán sản phẩm để thúc đẩy năng suất lao động.

Tuy nhiên không phải tháng nào các thủy thủ cũng đáp ứng đủ định mức. Và mỗi khi cá đuối nặng hàng tấn dính lưới thì các thủy thủ lại hò dô kéo bằng được lên tàu. Vì định mức không phân biệt cá to, cá nhỏ, loại ngon hay dở. 

Cá gần bờ thời điểm đó vẫn nhiều vô kể. Tàu của xí nghiệp quốc doanh chạy cách bờ 5 – 10 hải lý rồi thả lưới giã cào, đi một đoạn ngắn từ cảng Sa Kỳ tới ngang cửa Đại Cổ Lũy đã kiếm được chừng 60 kg tôm sú, 70 kg tôm hùm.

Tôm sú biển thời nay tìm đỏ mắt không ra, nhưng vào thập niên 80, nếu kéo lưới gần các đảo thì tôm sú vào đỏ cả lưới. Do hải sản quá dồi dào, nên các tàu quốc doanh cứ túc tắc chạy gần bờ cũng đáp ứng đủ định mức khoán sản phẩm. Bên cạnh đó còn có một nguyên nhân khác khiến tàu to nhưng không đi quá xa, đó là thiết bị hàng hải và dự báo trên tàu nhà nước còn rất sơ sài. 

Tàu quốc doanh có kích thước 17 mét được trang bị radio để nghe Đài phát thanh Nghĩa Bình, Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo về tình hình thời tiết trên biển; còn tàu có kích thước lớn hơn thì được trang bị máy thông tin. Nhưng nếu tàu cách cách bờ vài chục hải lý là tín hiệu radio tắt sóng.

Thiết bị hàng hải đơn giản đã “níu” con tàu luôn chạy song song dọc bờ, mỗi chuyến đi biển chỉ kéo dài chừng 5 ngày, tàu cập càng thì cân cá, ghi sổ, quy ra định mức khoán để nhận dầu, áp tiền lương.

Khi ra khơi đánh cá, tàu của nhà nước còn phải kiêm thêm việc cứu giúp tàu cá ngư dân chết máy, có người bị nạn. Thỉnh thoảng gặp tàu dân có người đứng vẫy khăn, huơ tay thì tàu quốc doanh ghé đến thăm hỏi và trợ giúp.

Ngư dân đánh cá với khuôn mặt buồn rầu nhìn “ngư dân nhà nước” và than thở “tàu của các anh gắn máy thùng, máy rin, còn tàu của tụi em thì máy cũ, đồ hư nhưng đi mua hổng có, thợ máy độ phụ tùng nên ra biển cứ hư hoài, thôi giúp bà con nương nương vô gần bờ rồi tàu khác ra kéo”. 

Con tàu quốc doanh mới cứng, gắn máy thủy của Nhật Bản có tiếng nổ giòn là niềm ước ao của ngư dân đi biển. Có nhiều ngư dân hít hà “đời mình không biết khi nào kiếm được tàu ngon vầy để đi đánh cá”.

Những câu nói bâng quơ đó cũng khiến các ngư dân nhà nước giật thột cả người. Vì sau giải phóng, nạn vượt biển trốn đi nước ngoài vẫn rộ lên hàng ngày hàng giờ. Có nhiều vụ chủ tàu bắt tay chở người trốn đi, nhưng cũng có những vụ cướp tàu. Thủy thủ tàu quốc doanh xin trang bị mỗi tàu 2 khẩu súng AR 15 với một cơ số đạn.

Năm 1986, Bộ đội biên phòng tỉnh Nghĩa Bình bắt được một chiếc tàu cá của ngư dân Đài Loan vào vùng biển Việt Nam đánh bắt trộm hải sản. Con tàu dài 50 mét, công suất 1000 mã lực bị tịch thu, cải hoán thành tàu có hệ thống cấp đông, kiêm chở hàng thủy sản để xuất khẩu đi Hồng Kông. Sự kiện này được đánh giá là bước tiến nhảy vọt của đội tàu đánh cá quốc doanh. 

Thời bao cấp, ruộng vườn của cá thể đều sung vào hợp tác xã để làm kinh tế tập thể. Tàu thuyền của ngư dân chỉ sung vào một thời gian rồi lại rút ra, vì rõ ràng là chuyện đánh cá giao cho tập thể là không phù hợp.

Từ đó các hộ gia đình có điều kiện phát triển đánh bắt tư nhân, nhưng sản phẩm vào bờ thì phải bán lại cho Nhà máy đông lạnh Nghĩa Bình hoặc Quảng Ngãi; dưới cửa biển thì bán cho các trạm thu mua nhà nước ở Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Đức Lợi, Cửa Lỡ. Có những nơi ngư dân bán cá nhưng không nhận được tiền mà trao đổi bằng hàng đối lưu – vải, xà phòng, lốp xe, mì tôm…

Sau năm 1975, trung tâm nghề biển ở Quảng Ngãi không phải là đảo Lý Sơn hay Bình Châu, mà ở một làng chài mà giờ đây đã chết hẳn, không còn nghe tiếng tăm, đó là làng chài Đức Lợi, huyện Mộ Đức. Ngư dân Đức Lợi có đội tàu cá hùng mạnh, tàu gắn được máy 4 lốc và 6 lốc (60 đến 100 mã lực). Đội tàu của bà con Đức Lợi cập cảng Quy Nhơn đều trở thành tàu mẹ.

Nhờ làm ăn khá nên bà con Đức Lợi đóng tàu to và từng ngày vượt qua tàu quốc doanh của nhà nước. Tốc độ phát triển của đội tàu tư nhân quá nhanh đã tác động vào ý thức của các nhà lãnh đạo về mô hình tàu cá nhà nước đang bộc lộ quá nhiều yếu điểm, báo hiệu điểm kết thúc trong tương lai không xa. 

Năm 1989, tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Quy Nhơn được giữ nửa số tàu, anh em thủy thủ quê ở Quảng Ngãi đưa một nửa đội tàu về cảng Sa Kỳ chờ quyết định thành lập Công ty liên hiệp thủy sản, do ông Phạm Ngọc Danh làm giám đốc, ông Phan Huy Hoàng làm phó giám đốc. Mỗi năm tổng kết, ngành thủy sản đều đưa ra những khẩu hiệu để thúc đẩy nghề khai thác hải sản, phấn đấu năm sau cao hơn năm trước, nhưng luồng hải sản gần bờ thì ngược lại ngày càng cạn kiệt. Những chiếc tàu quốc doanh của nhà nước bắt đầu di chuyển ngư trường, ra tận Quảng Ninh, Hải Phòng, vào Phan Thiết, Vũng Tàu… 

Năm 1992, đoàn tàu đánh cá quốc doanh ở Quảng Ngãi, Phú Khánh, Bình Trị Thiên, Quảng Nam Đà Nẵng…nhận được lệnh “giải thể”. Nguyên nhân vì sao…? Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Chiến Thắng của TP Hồ Chí Minh còn kịp lưu dấu lại hình ảnh con tàu quốc doanh nhờ các đạo diễn Trần Phương, Xí nghiệp phim truyện Việt Nam 3 bấm máy thực hiện bộ phim “Đứng trước biển”.

Nghệ sĩ Thương Tín thủ vai ngư dân nhà nước trong phim Đứng trước biển.

Xem phim này, mọi người sẽ hiểu, vì sao những con tàu quốc doanh mang dấu ấn của  mô hình kinh tế tập thể chỉ tồn tại vỏn vẹn hơn 14 năm.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất