| Hotline: 0983.970.780

30 năm tới, hệ thống nông nghiệp của chúng ta sẽ ra sao?

Thứ Sáu 23/11/2018 , 14:30 (GMT+7)

TS Lê Hưng Quốc, nguyên Cục trưởng Cục Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) ủng hộ xu thế sáp nhập bộ máy ngành. Tuy nhiên ông cho rằng, cần phải có các nghiên cứu khoa học đủ luận cứ, có những thí điểm, mô hình thuyết phục tổng kết từ thực tiễn để tạo sự đồng thuận…

Điểm nghẽn trong phát triển

Chúng ta vừa tổng kết 5 năm tái cấu trúc nông nghiệp và 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Sự trùng lặp ở chỗ, thời điểm này chính là lúc đột phá của Nghị quyết 10 hay còn gọi là khoán 10 (ra đời ngày 5/4/1988) đã từng tạo ra bước nhảy vọt lịch sử trong nông nghiệp, từ thiếu đói sang đủ ăn và XK lương thực, ra đời đúng 30 năm trước.

16-28-32_dsc_1203
Cán bộ nông nghiệp cần phải sát cánh với nông dân

Bây giờ nước ta đã lọt vào top 15 nước XK nông sản hàng đầu thế giới, 30 năm tới, đến 2045- thời điểm 100 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, câu hỏi đặt ra là hệ thống nông nghiệp của chúng ta phải như thế nào, để đạt mục tiêu phát triển nền nông nghiệp vững mạnh và bền vững hàng đầu thế giới?

Tổ chức SX lạc hậu và tổ chức thương mại bất cập là tồn tại của hệ thống nông nghiệp hiện nay. Cần phải đổi mới hệ thống cả từ bên trong (phục vụ nội tiêu và thay thế NK) và từ bên ngoài (phục vụ XK).

Những điểm nghẽn phát triển hiện nay của nông nghiệp là phát triển thị trường, cấu trúc lại cây con, liên kết chuỗi giá trị, khắc phục sự manh mún của SX, thiếu vốn, đổi mới công nghệ và chuyển giao, quản lý chất lượng sản phẩm, đào tạo nông dân, ứng phó biến đổi khí hậu và cài đặt, lập trình lại bộ máy quản lý, dịch vụ nông nghiệp…
 

Những nguyên lý phổ quát

Từ thực tiễn bộ máy quản lý, dịch vụ ngày càng phình to, kém hiệu quả, không phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN, các Nghị quyết 18, 19 ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương tạo ra khuynh hướng phát triển phù hợp với nguyên lý phát triển.

Đó là, quyền lực Nhà nước luôn giảm dần, quyền lực thị trường ngày càng lớn lên. Quản lý luôn luôn lạc hậu so với đời sống và chỉ cần quản lý cái tối thiểu. Bất cứ cấp quản lý nào, nhà quản lý nào cũng phải tính toán sự cân đối, cân bằng (cung cầu, thu chi, số lượng chất lượng…).

Trong quản lý luôn có một thuộc tính “quá trớn” như tổ chức bộ máy hiện nay là một ví dụ. Điều tất yếu trong lúc này của quản lý là “có co, có duỗi”, “có tiến, có lùi” vì đã thừa, thiếu thì phải điều chỉnh lại. Cuộc sống phát triển là phải liên tục khắc phục các barier ngáng trở.
 

Kinh nghiệm các nước xung quanh

Trung Quốc chia thành 6 vùng nông nghiệp. Hệ thống khuyến nông cơ sở của Trung Quốc có 6 nhiệm vụ: Giám sát sau thu hoạch; phục vụ quản lý nhà nước về kiểm dịch; dịch vụ BVTV và thú y; dịch vụ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới; đào tạo nghề; dịch vụ VTNN.

Tỉnh Quảng Đông giáp với miền Bắc nước ta có dân số gần tương đương Việt Nam là 100 triệu người, cấu trúc nông nghiệp trước chiếm trên 60% GDP. Qua 40 năm đổi mới từ 1978, tỉnh này hầu hết đã chuyển cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, có quy mô nền kinh tế 1.000 tỉ USD (gấp gần 5 lần nước ta).

Đài Loan-1 trong 4 con rồng châu Á, có diện tích bằng khu vực Bắc bộ với 70% là đồi núi going nước ta, dân số 25 triệu người nhưng có quy mô nền kinh tế 1.100 tỉ USD (sức mua tương đương PPP). Đài Loan chia thành 3 vùng kinh tế, xây dựng được trên 70 trung tâm dịch vụ nông nghiệp.

Thái Lan có diện tích trên 500.000km2, dân số 69 triệu người, chia thành 7 vùng kinh tế nông nghiệp, cũng có trên 70 trung tâm dịch vụ nông nghiệp, với quy mô nền kinh tế 1.200 tỉ USD, là cường quốc XK nông sản cạnh tranh mạnh mẽ với ta.

Qua 3 ví dụ trên để thấy, rằng nền nông nghiệp tiên tiến cần có hệ thống dịch vụ nông nghiệp hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển cho nông dân thế hệ mới. Nước ta đứng thứ 15 thế giới về dân số thì quy mô nền kinh tế cũng phải phấn đấu lên 1.000 tỉ USD như họ.
 

Cơ sở khoa học nào khi sáp nhập, tinh giản?

Điểm lại quá trình sáp nhập ở ta, Bộ NN- PTNT là của 7 ngành, gồm nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, nông trường, lương thực, công nghiệp thực phẩm và thủy sản cộng lại. Quá trình sáp nhập ở địa phương, sau 1975 xóa bỏ cấp khu, khu tự trị, tách 38 tỉnh thành, TP thành 44 (1989), 53 (1991), 61 (1997), 64 (2004) và từ 2008 nay là 63 tỉnh, TP.

16-28-32_dsc_1218
Nông nghiệp thời gian tới sẽ có nhiều biến đổi theo xu hướng hiện đại

Khi tôi làm Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Hà Tây cũ thập niên 90 của thế kỷ trước, Chính phủ có Nghị định 178 tinh giản biên chế hàng loạt nhưng rồi sau đó, tổng số biên chế công nhân viên chức của ngành nông nghiệp lại tăng lên mấy lần.

Ở cấp Bộ rất nhiều tổng cục ra đời giống như một Bộ con trong Bộ lớn. Tuy nhiên vai trò, vị thế ngành nông nghiệp dù sáp nhập nhiều Bộ ngành, dù thay tên đổi họ, dù khai sinh lại nhiều lần nhưng mặt trận nông nghiệp vẫn được coi là hàng đầu. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ là xóa đói giảm nghèo và an ninh lương thực, được Liên hợp quốc tôn vinh, công nhận.

Nhưng việc thay đổi tổ chức một cách liên tục cũng phải nói đến tâm tư của CBCNV, đặc biệt là cấp huyện và những người hợp đồng. Chúng ta đã thiếu cơ sở nghiên cứu khoa học để có đủ luận cứ, thiếu những thí điểm, tổng kết nêu ra bằng chứng thực tiễn, tạo sự đồng thuận cần thiết, thiếu mô hình thuyết phục có chất lượng và mô hình đi theo xu thế của thế giới.

Bởi vậy, thời kỳ sắp tới chúng ta cần suy ngẫm, đóng góp cái gì, suy nghĩ tiếp cái gì, phát triển thành cái gì để phù hợp với đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Vòng tròn đồng tâm, động lực để thay đổi hệ thống

Một trong những nhiệm vụ của Nhà nước là cung ứng hàng hóa dịch vụ công bao gồm 3 hệ thống: Dịch vụ công sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hóa, KH- CN, bảo hiểm, an sinh…); Dịch vụ công ích (môi trường, nước sạch, phòng tránh thiên tai…); Dịch vụ hành chính công (chứng chỉ, chứng thực, cấp phép, thu đóng góp…).

Tư duy quản lý chuyển sang phục vụ nhân dân, chính là hành động gắn từ “ủy ban” với từ “nhân dân” ở tên cơ quan quản lý các cấp. Hệ thống dịch vụ công sự nghiệp khác với dịch vụ tư nhân ở chỗ, Nhà nước chỉ làm những việc mà tư nhân không làm (nên không lo cạnh tranh) và tư nhân họ vì lợi nhuận.

Nhà nước chỉ thu phí, tạo sự công bằng, trách nhiệm, nhân văn, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo cho các phân khúc xã hội. Ví dụ ở TP HCM, số lượng bò sữa nhiều gấp nhiều lần so với Hà Nội với trên 100.000 con, vì hệ thống dịch vụ kỹ thuật tốt hơn nhiều, hễ nông dân nhấc điện thoại lên là có tư vấn dịch vụ đến tận hộ.

Những vòng tròn lợi ích mới mà chúng ta xây dựng là đồng tâm, trong đó Nhà nước (bao gồm dịch vụ công), DN, HTX, cơ quan khoa học, tổ chức tài chính tín dụng… xung quanh tâm điểm là nông dân, ngư dân, diêm dân, người làm nghề rừng, người thu hoạch, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản cho nội tiêu và XK. Chính chuỗi giá trị này sẽ đảm bảo thu nhập ròng cho nông dân đạt trên 30% và thực hiện được các mục tiêu phát triển nông nghiệp 30 năm tới, đáp ứng cuộc cách mạng kỹ thuật 4.0.

Một lý do nữa là xây dựng và hình thành hệ thống dịch vụ công là quá trình có lộ trình 2018-2021 và 2021-2025, chứ không phải làm ngay cùng một lúc; Nhà nước làm dịch vụ công (chứ không phải xã hội hóa toàn bộ), và đó là thể chế thân thiện với thị trường và đã đến lúc xuất hiện động cơ để thay đổi hệ thống cũ.

 

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất