| Hotline: 0983.970.780

300 dân biểu Thái 'sẽ bị truy tố'

Thứ Năm 09/01/2014 , 14:01 (GMT+7)

Hồi tháng 11 năm ngoái tòa án Thái Lan đã phán quyết động thái của chính phủ muốn biến Thượng viện thành một tổ chức với các nghị sỹ hoàn toàn do bầu cử chọn ra là ‘vi hiến’. Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia của Thái Lan cho biết Thủ tướng Yingluck sẽ không bị cáo buộc.

Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia của Thái Lan (NACC) cho hay sẽ truy tố 308 dân biểu, đa số thuộc đảng cầm quyền, về tội tìm cách sửa đổi Hiến pháp.


Chính phủ Thái Lan đang lo ngại sẽ có bạo lực trong ngày 13/1.

Hồi tháng 11 năm ngoái tòa án Thái Lan đã phán quyết động thái của chính phủ muốn biến Thượng viện thành một tổ chức với các nghị sỹ hoàn toàn do bầu cử chọn ra là ‘vi hiến’.

Ủy ban này cũng cho biết Thủ tướng Yingluck sẽ không bị cáo buộc.

Động thái này diễn ra trong lúc Thái Lan đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử bất thường vào ngày 2/2 và các cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn tiếp diễn ở Bangkok.

Bà Yingluck đã tuyên bố tổ chức bầu cử sớm hồi tháng trước trong nỗ lực chấm dứt các cuộc biểu tình của phe đối lập.

Những người biểu tình muốn thay chính phủ của bà Yingluck bằng một ‘Hội đồng nhân dân’ không qua bầu cử.

Họ nói các chính sách dân túy của bà Yingluck – vốn bị cáo buộc là con rối của cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra – đã tạo ra một nền dân chủ mắc lỗi.

Đảng Pheu Thai của bà Yingluck được sự ủng hộ rất lớn của các cử tri vùng nông thôn và nhiều khả năng sẽ thắng cử một lần nữa. Đảng Dân chủ đối lập đã tuyên bố tẩy chay bầu cử.

Phán quyết của Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia sẽ dẫn đến một cuộc điều tra khác và kết quả có thể là 308 nghị sỹ sẽ bị cấm hoạt động chính trị.

Hồi năm ngoái Tòa án Hiến pháp đã ra phán quyết bác bỏ đề xuất sửa đổi về Thượng viện.

Theo Hiến pháp mới được thông qua hồi năm 2007 sau cuộc đảo chính không đổ máu Thủ tướng Thaksin do quân đội tiến hành thì một số các thượng nghị sỹ sẽ được chỉ định chứ không phải được bầu.

Những người phản đối ông Thaksin xem Hiến pháp đây là chốt kiểm soát quan trọng đối với ảnh hưởng của ông Thaksin, người hiện nay đang sống lưu vong, các phân tích gia cho biết.

Các phán quyết của tòa án thường là nhân tố quan trọng trong bối cảnh hỗn loạn chính trị ở Thái Lan.

Hồi tháng 12 năm 2008, một chính phủ thân Thaksin đã bị lật đổ sau khi tòa án ra phán quyết giải thể đảng cầm quyền vì gian lận bầu cử. Nhờ đó mà Đảng Dân chủ đối lập đã lên nắm quyền.

Trong lúc này những người biểu tình nói họ sẽ tìm cách ngăn chặn cuộc bầu cử diễn ra như dự định vào tháng Hai.

Hôm thứ Ba ngày 7/1, hàng ngàn người đã tuần hành ở một quận ở Bangkok để diễn tập lần thứ hai cho cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 13 tới. Những người biểu tình muốn tê liệt mọi hoạt động ở thủ đô trong ngày này.

Ông Paradorn Pattanatabut, người đứng đầu Hội đồng An ninh Quốc gia, nói bà Yingluck sẵn sàng ban bố tình trạng khẩn cấp nếu ‘các cuộc biểu tình leo thang thành bạo lực’.

Hôm 7/1, Thủ tướng Yingluck đã nói không có cơ sở để tin vào các tin đồn đảo chính. Bà nói bà tin rằng ‘các tướng lĩnh quân đội sẽ nghĩ đến các giải pháp lâu dài chứ không dùng đến các biện pháp mà nhiều nước không chấp nhận’.

(BBC)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.