| Hotline: 0983.970.780

36 tuổi đẻ 10 con

Thứ Ba 24/04/2012 , 07:16 (GMT+7)

"Người phụ nữ mắn đẻ nhất Sài Gòn" là biệt danh của chị Phương ở khu phố 1, phường 17, quận Phú Nhuận (TP.HCM). Bởi khi 36 tuổi chị đã kịp sinh 10 đứa con, chưa kể 1 lần sẩy.

Mấy đứa trẻ còm cõi suốt ngày cởi trần, lâu lâu lại chọc ghẹo nhau khóc í ới. Người mẹ trong nhà chạy ra tét vào mông mỗi đứa một cái thật đau, mặt chúng đờ ra một lát rồi lại lầm lũi chui vào gầm giường nằm chơi.

Ở khu phố 1, phường 17, quận Phú Nhuận, hễ nhắc đến gia đình chị Phương là mọi người lại lắc đầu: "Sao mà nó đẻ lắm thế không biết". Đến nỗi bà con ở đây đặt cho chị biệt danh là "người phụ nữ mắn đẻ nhất Sài Gòn", bởi đến 36 tuổi chị đã cho ra đời 10 đứa con, đấy là chưa kể một lần bị sẩy thai.

Những đứa con của chị Phương. Ảnh: Thi Trân.
Những đứa con của chị Phương quanh quẩn trong ngôi nhà chật chội. Ảnh: Thi Trân.

Con của chị Phương (tên thường gọi là Mén) cả thảy có 3 trai, 7 gái. Đứa lớn nhất sinh năm 1991 chỉ học hết lớp 6, đang làm bảo mẫu ở một câu lạc bộ tại quận 3; đứa nhỏ nhất sinh năm 2010; 8 em còn lại đang theo học rải từ cao đẳng đến tiểu học.

Người mẹ năm nay 38 tuổi kể, chị sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, cha mẹ đã bỏ rơi chị ở bệnh viện ngay ngày cất tiếng khóc chào đời. Sau đó chị được một người cô ruột nhận nuôi và lo cho ăn học. Song chỉ theo đến lớp 6 chương trình bổ túc chị Phương xin nghỉ để đi bán đậu phộng kiếm tiền phụ mẹ nuôi.

Mặc dù đã 38 năm trôi qua nhưng đến giờ vết hằn bị cha mẹ bỏ rơi vẫn chưa thể xóa nhòa trong tâm trí chị Phương. Nhiều lúc có ai đó vô tình hỏi về cha mẹ ruột, người phụ nữ bất mãn bảo: "Tôi hận họ lắm, không nuôi được thì thà họ đừng đẻ ra".

Hai đứa trẻ hết chọc ghẹo nhau lại chui vào gần giường chơi. Ảnh: Thi Trân.
Hai đứa trẻ hết chọc ghẹo nhau lại chui vào gần giường chơi. Ảnh: Thi Trân.

Cuộc sống buôn thúng bán bưng vất vả, đến đầu năm 17 tuổi Phương gật đầu đồng ý làm vợ của anh Tú, một thanh niên hơn chị vài tuổi làm nghề bốc xếp, với hy vọng yên bề gia thất rồi sẽ đỡ cô đơn. "Mình nghèo lại học vấn thấp đâu dám mơ lấy được chồng giàu có. Thấy ảnh hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn nên tôi ưng đại. Cuộc sống từ đó đến giờ vẫn vậy, được cái cả hai chịu khổ cũng quen rồi", câu chuyện gia đình được chị kể tiếp.

Cưới chồng được một tháng chị mang thai rồi hạ sinh đứa con đầu lòng khi chưa hết tuổi 17. Và sau đó chị cho ra đời trung bình 2 năm một đứa, lần lượt sinh năm 1993, 1996, 1998, 2000, 2001, 2005, 2007, 2009, 2010.

Nhà nghèo, con đông lại thêm khó khăn, chị Phương kể hồi sinh đứa con thứ 3 chị cũng định triệt sản nhưng không được, đặt vòng thì xuất huyết, uống thuốc ngừa thai thì vài bữa lại quên nên liên lục "vỡ kế hoạch". Mặc dù khó khăn vậy nhưng chị vẫn khăng khăng "đẻ tới đâu nuôi tới đó" chứ không chịu cho ai. Nhiều người hiếm muộn đến xin con về nuôi và hứa cho mấy cây vàng nhưng chị vẫn từ chối.

"Nhà nghèo có rau ăn rau có cháo ăn cháo chứ con mình đẻ thì mình nuôi. Đời tôi bị cha mẹ bỏ rơi đã khổ nhiều rồi bây giờ không thể để các con mình khổ như thế được", chị tâm sự.

Ba đứa út tên Chín, Mười và Mười Một chưa đến tuổi đi học suốt ngày luẩn quẩn bên mẹ. Ảnh: Thi Trân.
Ba đứa út tên Chín, Mười và Mười Một chưa đến tuổi đi học suốt ngày bám chân mẹ. Ảnh: Thi Trân.

Hiện giờ chồng chị Phương vẫn theo nghề bốc xếp với thu nhập từ 300.000 đến 400.000 đồng một ngày, bản thân chị chuyển sang bán nước giải khát và khoai nướng trước cửa nhà mỗi ngày lời khoảng 200.000 đồng. Thu nhập không ổn định mà cuộc sống ở chốn thị thành giá cả mọi thứ ngày càng đắt đỏ. Chị Phương bảo, ngày nào làm nhiều tiền thì mua thịt, cá còn ngày nào trời mưa, buôn bán ế ẩm thì vợ chồng con cái chỉ ăn rau, cháo, mì tôm cho qua ngày.

"Tiền học phí sắp nhỏ thì xin nhà trường đóng theo tháng. Ăn uống cũng tiết kiệm lắm mà lâu lâu vẫn phải vay tiền nóng trả lãi cao. Cũng may có mấy phụ huynh tốt bụng đóng giúp học phí cho một đứa, mới đây gia đình cũng được phường xét diện hộ nghèo nên cũng được giảm một ít", chị Phương bộc bạch.

Trao đổi với VnExpress.net về gia cảnh của chị Phương, ông Nguyễn Cội, Tổ trưởng tổ dân phố khu vực cho biết, đây là một trường hợp "cá biệt" ở địa phương. "Mặc dù các ban ngành đoàn thể đã đến tận nhà khuyên nhủ và đưa đi triệt sản nhưng hễ đến bệnh viện là cô ấy lại kiếm cớ trốn mất. Cho đến khi sinh xong đứa thứ 10, Phương mới đồng ý thực hiện biện pháp kế hoạch. Hiện giờ chúng tôi một mặt giúp đỡ gia đình này theo diện khó khăn, một mặt vẫn tuyên truyền để họ thực hiện tốt các biện pháp kế hoạch".

Theo vnexpress

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm