| Hotline: 0983.970.780

399 huyện có nguy cơ cao nhiễm cúm gia cầm năm 2019

Thứ Sáu 22/03/2019 , 12:00 (GMT+7)

Theo báo cáo của Cục Thú y, từ năm 2014 – 3/2019, bệnh cúm gia cầm (CGC) đã xuất hiện tại 332 xã, phường, thị trấn. Trung bình mỗi năm Việt Nam phải tiêu huỷ khoảng 90.0000 con gia cầm.

Đây là nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chăn nuôi Việt Nam. Bởi vậy, sáng nay (22/3), Bộ NN-PTNT đã cùng với các tổ chức quốc tế như FAO, USAID, CDC... thảo luận về việc triển khai kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh CGC giai đoạn 2019 – 2015.

Hội nghị triển khai kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh CGC (2019 - 2025)


Đã có bản đồ dịch bệnh CGC

Để phục vụ phòng, chống dịch CGC trong giai đoạn tới, Cục Thú y đã xác định được vùng nguy cơ cúm gia cầm của các địa phương. Theo đó, 399 huyện có nguy cơ cao GCG và 314 huyện có nguy cơ thấp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định: CGC là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đã gây thành dịch ở gia cầm tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nhiều người bị nhiễm bệnh, chết và có nguy cơ trở thành đại dịch ở người. Khi dịch bệnh xảy ra sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ gia cầm, nhất là việc xuất khẩu sản phẩm gia cầm của Việt Nam sang các nước.

Năm 2003, Việt Nam là một trong những nước công bố dịch CGC đầu tiên và bị thiệt hại nhiều nhất trên thế giới. Nhờ nỗ lực phòng, chống dịch, Việt Nam đã khống chế thành công dịch bệnh CGC, không để dịch bùng phát ra diện rộng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Việt Nam đã khống chế được dịch CGC

Hiện tại dịch bệnh có tính chất địa phương, chỉ xảy ra ở một số đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin. Ngành chăn nuôi gia cầm được khôi phục và tăng trưởng ổn định đến đạt trên 330 triệu con, góp phần quan trọng để xuất khẩu các sản phẩm gia cầm (thịt gà chế biến sang Nhật Bản, trứng gia cầm sang nhiều nước).

Ông Nguyễn Văn Long – Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y cho biết: Ngày 13/02/2019, lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 172/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh CGC, giai đoạn 2019 - 2025”. Đây là căn cứ để chúng ta có thể huy động các nguồn lực cần thiết và triển khai đồng bộ các nội dung của Kế hoạch.

Cũng theo ông Long, đối với 399 huyện có nguy cơ cao, khi đàn vật nuôi có biểu hiện nghi ngờ bệnh CGC hoặc tiếp xúc với đàn gia cầm mắc CGC phải được lấy mẫu để đi xét nghiệm vírus và chẩn đoán phân biệt. Kinh phí lấy mẫu, gửi mẫu, chẩn đoán xét nghiệm được lấy từ nguồn ngân sách địa phương cấp huyện. Các tỉnh bố trí kinh phí mua vắc xin dự phòng và chi phí tiêm phòng bao vây ổ dịch CGC.

Đàn vịt nhiễm cúm gia cầm

“Một trong những thành công lớn trong công tác phòng, chống dịch CGC trong giai đoạn vừa qua là ngăn chặn hiệu quả việc buôn lậu gia cầm từ bên kia biên giới vào Việt Nam. Qua đó, giảm nguy cơ lây nhiễm virus trong nước”, ông Nguyễn Văn Long cho biết.
 

Xuất hiện nhiều chủng virus CGC mới

TS Kenjiro Inui, đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam, cho biết: Virus cúm gia cầm tiếp tục là mối đe doạ ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như sức khoẻ của con người. Nó luôn luôn biến đổi và tạo ra nhiều biến chủng khác nhau. Mỗi chủng virus có một dạng hình khác nhau, đặc tính khác nhau.

TS Kenjiro Inui - đại diện Tổ chức FAO tại Việt Nam (Ảnh: Minh Phúc)

Ở Việt Nam, virus A/H5N8 chưa lưu hành ở Việt Nam nhưng đã lưu hành ở Châu Phi và một số nước Châu Âu. Virus A/H5N6 đã lưu hành ở Việt Nam rất nhiều. Còn virus A/H7N9 trước đây lưu hành rất nhiều ở Trung Quốc nhưng hiện nay đã giảm đi nhiều (đến nay chưa phát hiện ở Việt Nam). Có một thông tin rất mới, đó là gần đây virus cúm A/H7N4 đã được phát hiện ở Trung Quốc và Campuchia.

TS Jeffrey McFarland – Giám đốc Chương trình Cúm của CDC tại Việt Nam cho rằng, chúng ta phải tăng cường giám sát dịch tễ tại các ổ dịch để phát hiện sớm các loại virus mới xuất hiện và đang lưu hành. Bởi khi virus biến đổi thì sẽ có nguy cơ tạo ra đại dịch. Trong lịch sử, đại dịch cúm nguy hiểm nhất xuất hiện vào năm 1918 đối với vírus A/H1N1 khiến 4 triệu người tử vong. Không ai trong chúng ta biết virus nào sẽ xuất hiện trong tương lai, nó xảy ra khi nào và ở đâu. Bởi vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch là vô cùng quan trọng để giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

TS Jeffrey mcFarland - Giám đốc Chương trình Cúm của CDC tại VN

“Việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là rất quan trọng”, ông Michael OLeary – Trưởng văn phòng USAID tại Việt Nam, nhấn mạnh. Ông bày tỏ sự thán phục, khi Việt Nam đã nỗ lực khống chế thành công dịch CGC. Cụ thể, trong 5 năm qua, chưa phát hiện ca nhiễm CGC ở người.

Ông OLeary nhận định nguy cơ nhiễm CGC luôn luôn thường trực. Để kiểm soát tốt thì đòi hỏi phải có sự hợp tác liên Bộ, ngành, địa phương trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống bệnh CGC.

    Tags:
Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn và tăng cường tình đoàn kết.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.