|
Đường hầm của VC nỗi lo của lính Mỹ |
Lính Mỹ thừa nhận khi tác chiến trên sân nhà của Việt Cộng hay VC (theo cách gọi của lính Mỹ) trong chiến tranh VN là mối nguy hiểm rập rình, bởi địa hình hiểm trở, trong khi đó chỉ được trang bị duy nhất một đèn pin, một khẩu súng ngắn, hoặc có thể một con dao. Các chiến binh này được lính Mỹ gọi là "chuột đường hầm" (Tunnel Rat), hay chiến binh TR.
Theo WTC, từ năm 1946, Việt Minh (tiền thân của Việt Cộng) đã áp dụng chiến thuật đào đường hầm và boongke ngầm tại các trận địa để chống lại quân Pháp, đội quân viễn chinh đã thất bại thảm hại trong trận chiến Điện Biên Phủ năm 1954.
Vào thời điểm chiến tranh Việt Nam nổ ra, Việt Cộng đã có hơn 100 dặm (160 km) đường hầm ở khắp mọi nơi, khiến lính Mỹ và đồng minh khiếp đảm thực sự. Đây là hệ thống đường hầm dạng “mạng nhện', với lối vào gần như tàng hình hoặc đặt ở những vị trí thuận lợi, vừa tốt cho ngụy trang lại dễ bề khi tẩu thoát. Dưới đây là 4 nỗi sợ vô hình mỗi khi các chiến binh TR phải đối mặt.
1. Đeo mặt nạ hay không đeo mặt nạ?
Đây là câu hỏi giống như hoàng tử Đan Mạch Hamlet tự hỏi thời Phục Hưng “To be or not to be” mỗi khi các chiến binh TR phải chui vào đường hầm địa đạo, bởi họ không biết sẽ phải đối mặt với vũ khí nào, thậm chí nó còn cản trở cả việc hô hấp lẫn thị lực, đặc biệt phải bò cẩn thận trong khi cơ thể của những "con chuột đường hầm" này quá khổ.
Chiến binh TR và công cụ bảo hộ trước khi chui xuống đường hầm đại đạo |
2. Hạn chế bắn
Trước khi tác chiến dưới hầm ngầm, các chiến binh TR được huấn luyện cách tiếp cận với đối phương, đặc biệt là cách bắn như thế nào cho hiệu quả cao nhất, tránh nhầm lẫn, vừa tốn đạn và dễ bị phát hiện.
Chiến binh TR được huấn luyện cách bắn khi tác nghiệp dưới đường hầm |
3. Hầu hết chó nghiệp vụ không có tác dụng
Hầu hết các loại chó nghiệp vụ nổi tiếng có thể phát hiện ra IED (thuốc nổ) trong chiến tranh hiện đại lại bó tay khi đánh hơi những cái bẫy của Việt Cộng tại các chiến trường VN những năm 60, 70 ở thế kỷ trước, chưa kể chui xuống các đường hầm này hoặc phát hiện ra lối vào và ra của đường hầm.
Siêu chó của Mỹ đã bất lực trước hệ thống đường hầm của người Việt Nam những năm 60, 70 ở thế kỷ trước |
4. Chiến binh TR càng bé nhỏ càng tốt
Rất nhiều chiến binh TR người Austraila, New Zealand và Nam Việt Nam cũng như người Mỹ chính hiệu rất thích mạo hiểm chui xuống đường hầm, khổ nỗi do cơ thể quá to nên ảnh hưởng rất lớn tới việc tác chiến, cho dù có dũng, cảm gan dạ tới mấy, vì vậy những ai nhỏ con được xem là lợi thế, khốn nỗi những người này gan lại quá nhỏ, chưa xuống đã run như cầy sấy.
Hạ sĩ, Ronald H. Payne, người Mỹ được xem là một chiến binh TR dũng cảm nhưng to xác nên không thể chui xuống hầm được |