| Hotline: 0983.970.780

47 năm cơ duyên với đảo Hai Trụ

Thứ Sáu 15/03/2019 , 11:45 (GMT+7)

Năm 1971, lão ngư Phạm Tòa đã kể với chàng ngư dân trẻ Trần Đồng về những năm tháng bị Pháp bắt đưa ra đảo Hoàng Sa. Ông Tòa nói cứ ra đảo Hai Trụ thì sẽ thừa sức làm giàu.

Mãi đến 18 năm sau, người thanh niên này giống như người mang túi 3 gang vào kho vàng là đảo Hai Trụ. Anh nhanh chóng trở thành ngư dân giàu có ở làng chài Định Tân (xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi).
 

Chuyện cổ tích

Tháng 8 năm 1950, quân Pháp đột nhiên xuống tàu rút khỏi đảo Hai Trụ, nằm ở phía đông nam quần đảo Hoàng Sa (hiện nay là đảo Quang Ảnh). Bọn lính Pháp nói với 7 người Việt trên đảo rằng sẽ sớm quay trở lại (có thể Pháp rút vì tháng 10/1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo bàn giao quần đảo Hoàng Sa từ chính phủ Pháp về cho chính phủ Bảo Đại). Những người Việt chờ đợi trên hoang đảo. 1…2…rồi 3 tháng trôi qua vẫn không thấy tàu tây quay lại. Trong số những người này có ông Phạm Tòa, quê ở xã Bình Châu huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Ông bị lính Pháp bắt ra đảo để làm người chăn dê để chở về Faifo (Đà Nẵng).

Ngư dân Trần Đồng ra Hoàng Sa từ chuyện như cổ tích

Tháng chạp, gió chướng thổi xào xạc về phía đất liền và những người sắp chết đói trên hoang đảo quyết định vượt biển bằng chiếc bè mảng. Vài con dê được bỏ lên bè làm thức ăn cùng vài can nước ngọt. Mạng sống của 7 người được phó thác cho sự may rủi. Mọi người từng nghe bọn lính Pháp từng nói rằng, Việt Nam nằm ở phía mặt trời lặn, nên ai cũng hy vọng gió chướng sẽ đẩy bè trôi về phía đó. Sau 10 ngày sống chết trên biển, chiếc bè may mắn đưa 7 người cập vào bờ biển Faifo (Đà Nẵng).

Hòn đảo mà 7 người Việt rời đi là đảo Hai Trụ, tức đảo Quang Ảnh nằm ở cụm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa. Hai Trụ là cách gọi của ngư dân vì cách cả chục hải lý đã nhìn thấy 2 trụ rất cao. Ông Tòa cho biết, đó là 2 bót gác để bọn lính hàng ngày trèo lên quan sát xem có tàu Nhật tới gần để tấn công lên đảo hay không.

Năm 1971, tại khu dồn dân ở ấp chiến lược xã Bình Đức (nay là Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi), cậu thiếu niên Trần Đồng năm đó 17 tuổi và nhiều lần được nghe ông Phạm Tòa kể chuyện về Cát Vàng (Hoàng Sa), đảo Hai Trụ. Ông Tòa luôn nhắc đến hòn đảo này rất nhiều cá, mực, ốc, chim…ra tới đó thì giống như đi vô kho vàng, chỉ việc hốt về làm giàu và sẽ có cuộc sống sung sướng mãn đời, nhà cao, cửa rộng, cái gì cũng có đủ.  

Mãi đến đầu tháng 4 năm 1989, Trần Đồng đã là cậu thanh niên 35 tuổi thì mới gặp cơ hội ra Hoàng Sa trên tàu cá của ngư dân Mai Thành là người cùng quê. Ông Đồng kinh ngạc vì cá ở Hoàng Sa quá nhiều. Tấm lưới trên tay luôn nặng như mắc vào đá vì cá đóng dày. Hòn đảo lúc đó vắng vẻ như không có chủ. Sau 3 phiên biển bội thu, tháng 6/1989, ông Đồng dựng xỏ đóng tàu để có cơ hội tiếp tục quay trở lại và tìm đến đảo Hai Trụ mà ông Phạm Tòa từng nhắc đến.
 

Mỗi phiên biển kiếm 3-4 cây vàng

Sau khi đóng tàu mới, ngày 6 tháng Giêng năm 1990, ông Đồng cầm lái điều khiển tàu QNg 5274 TS, công suất máy chỉ 20 mã lực và mở phiên biển đầu tiên quay trở lại Hoàng Sa. Trên tàu không có máy định vị, chỉ có một chiếc la bàn nhỏ, nhưng bằng con mắt của một chàng thanh niên thành thạo nghề biển, biết canh dòng chảy, ông đã đưa chiếc tàu vượt hơn 100 hải lý và ra đúng đảo Hai Trụ vào 8 giờ sáng hôm sau. Các ngư dân đi bạn thấp thỏm lo âu, nhưng tới lúc thấy đảo thì đều kính nể tay nghề chàng thuyền trưởng.

Giàn lưới hơn 150 tấm quăng xuống nước và kéo lên được khoảng 1 tấn cá (tương đương với ngư dân hiện nay đánh trong gần 1 tuần với 400 tấm lưới). Chỉ sau 4 ngày đánh bắt, chiếc tàu dài 14,2 mét, trọng tải 5 tấn không còn chỗ để chứa cá. Phiên biển kết thúc chỉ trong vòng 7 ngày. Ông Đồng dong tàu trở về Sa Kỳ và phải chạy đi kiếm vợ đang đi xem phim chưởng Hồng Kông, vì bà đinh ninh rằng, ông chồng mình còn lâu mới trở về nhà.

Con tàu đầy ắp cá chuồn cồ xanh mượt đã trở thành tin lan khắp làng chài. Chi phí đóng thân vỏ tàu là 11 cây vàng, mua máy tàu 10 cây vàng, năm sau đổi sang máy 2 T là 6 cây vàng. Chỉ sau một năm làm biển, ông đã dư trả hết nợ. Vì mỗi phiên biển kiếm được 3-4 cây vàng. Câu chuyện về nghề chuồn cổ vang khắp tỉnh Quảng Ngãi vào Bình Định, Phú Yên. Nhiều ngư dân đã vội vã vay mượn tiền để đóng tàu, cùng ra Hoàng Sa khám phá mỏ vàng. Nhưng một số tàu tàu chạy trượt đảo và phải quay về bờ rồi lại lận đận chạy ra.

Hoàng Sa thời yên ả và chưa bị khuấy đục bởi những con tàu tuần tra hung hãn của Trung Quốc. Bọn lính chỉ thậm thụt cố định trên đảo Đá Hải Sâm, Hoàng Sa đảo (ngư dân gọi là đảo On Ten) và ở Hai Trụ. Người làm chủ Hoàng Sa thời đó chính là ngư dân Việt Nam. Vì vậy, ông Đồng và các ngư dân có thể đi lại tự do và ghé vào tất cả các đảo hoang. Mỗi ngày chỉ đánh một phiên lưới (hiện nay đánh 2 phiên vào ban đêm). Vào lúc hoàng hôn buông xuống thì các ngư dân lại nghỉ ngơi, cập vào các đảo và giao lưu với những ngư dân nghèo khổ của Trung Quốc.
 

Ký ức cát vàng

Từ năm 1990 đến gần năm 2000, Hoàng Sa là chốn yên bình. Các ngư dân ra đảo có thể neo đậu và đánh bắt bất cứ nơi nào. Ông Đồng hàng ngày cho ngư dân cập tàu và kéo nhau lên các đảo Hữu Nhật (đảo Ông Già), những cồn cát ở khu vực rạng Xà Cừ (đảo Ốc Hoa, Ba Ba), chạy trên đảo Cây Dừa gần đảo Phú Lâm để nhặt phao trôi dạt. Ngư dân không có máy định vị, thiết bị tiếp nhận tin báo thời tiết rất hạn chế, vì vậy mỗi khi gặp ngư dân Trung Quốc thì lại chỉ tay lên trời, chỉ xuống nước để hỏi khi nào biển động. Gây hấn, chiếm biển đảo là chuyện của nhà cầm quyền Trung Quốc, còn những ngư dân nghèo thì gặp nhau vẫn quý trọng như anh em.

Đảo Quang Ảnh, nằm trong cụm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa

Gần đến mốc năm 2000, thỉnh thoảng ca nô Trung Quốc trong đảo Đá Hải Sâm (ngư dân gọi là đảo Cẩu) lại xông ra ức hiếp ngư dân, ném nắp hầm xuống biển, thu giữ cá câu. Mỗi lần bị tịch thu tài sản, ông Đồng lại chạy tàu về cồn cát ở đảo Ốc Hoa nằm gần lạch Xà Cừ và ra hiệu với các ngư dân Trung Quốc về điều không mong muốn. Một ngư dân Trung Quốc (tuổi chừng 35), mỗi lần biết chuyện lại đưa tay lên quẹt nước mắt và ra hiệu phản đối lính Trung Quốc ức hiếp ngư dân Việt Nam.

Giọt nước mắt của người ngư dân Trung Quốc luôn ám ảnh ông Đồng suốt cả cuộc đời. Mỗi khi ở đảo có gió thì người này chạy ra quay chiếc áo trên đầu và chỉ chỗ cho tàu cá vào đảo neo đậu. Đáp lại, mỗi khi từ quê ra đảo, ông Đồng và các ngư dân đi bạn luôn mang theo vài bó mía, bí đỏ tặng cho những ngư dân nghèo sống thiếu thốn trên hoang đảo.

Năm 2000, lính Trung Quốc từ đảo Đá Hải Sâm xông ra bắt 2 ngư dân trên tàu cá của ông Đồng. Tình hình khủng bố ngư dân mỗi ngày một tăng lên. Tàu QNg 5274 TS phải chuyển hướng quay vào vùng biển Trường Sa và lần này là giọt nước mắt của những ngư dân Việt Nam khi phải chia lìa những người bạn Trung Quốc tốt bụng. Suốt 10 năm gặp gỡ, nhưng không bên nào biết tên nhau, ông Đồng chỉ biết người thanh niên đó có vợ và một cô con gái ở đất liền.

Làng chài Định Tân ban đầu chỉ có vài tàu cá đi làm nghề lưới chuồn ở Cát Vàng. Nhưng nhờ tiếng tăm kiếm tiền như nước của tàu cá Trần Đồng đã khiến trai tráng trong làng vay mượn đóng tàu và Định Tân trở thành làng cá chuồn cồ duy nhất ở Quảng Ngãi từ đó đến nay.

 

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.