| Hotline: 0983.970.780

49 ngày lênh đênh trên biển, thiếu niên 19 tuổi Indonesia vẫn sống sót 'kỳ diệu'

Thứ Năm 27/09/2018 , 07:05 (GMT+7)

Do bão đến đột ngột, chiếc bè của cậu bé 18 tuổi bị tuột đưa cậu ra khơi, lênh đênh trên biển suốt 49 ngày mà không chết, trang tin Inverse của Mỹ ngày 24/9 cập nhật.

14-57-56_1
Adilang và kỷ lục trôi nổi 49 ngày trên biển

Inverse dẫn nguồn tin của tờ Jakarta Post cho hay, cậu bé tên là Aldi Novel Adilang, thiếu niên gần bước sang tuổi 19, làm nghề trông đèn bẫy cá, kiêm câu cá trên một chiếc bè có lều. Trung tuần tháng 7, do một cơn bão đến đột ngột, khiến chiếc bè của Adilang có tên rompong bị tuột dây, cắt đứt liên lạc hoàn toàn với đất liền.

Chiếc lều nổi rompong của Adilang đã trôi dạt suốt 49 ngày ngoài khơi bờ biển Indonesia thuộc biển TBD trước khi được giải cứu ở gần đảo Guam, sau hành trình trôi dạt trên 2.700 km. Để sống sót, Adilang đã phải bắt cá biển và sử dụng phần gỗ trên bè để làm củi nấu chín thức ăn và đốt lửa làm hiệu mong được cứu sống. Khi được giải cứu, Adilang cho biết đã có hơn 10 con tàu lớn nhỏ đi qua chiếc bè của em, nhưng đều không nhình thấy tín hiệu mà em phát đi. Duy nhất, tín hiệu của Adilang đã được tàu Arpeggio của Panama nhận ra và sau đó em đã được giải cứu.

Các thủy thủ Panama đã cung cấp thức ăn và khăn ấm cho Adilang. Khi đến Nhật Bản, Adilang được các nhân viên Lãnh sự quán Indonesia tại Nhật tiếp nhận và đưa để trở về quê nhà ở Wori, Manado an toàn. “Trường hợp của Adilang quả là một kỳ tích và may mắn, nhưng may mắn hơn là sự thông minh của em, dùng áo để lọc nước biển và nhấm nháp để tồn tại”, Tổng lãnh sự Indonesia ở Osaka Mirza, ông Nurhidayat nói với với tờ Jakarta Post.

Hôm 24/9, tờ Jakarta Post cho biết thêm, ngoài thức ăn là cá, bí quyết giúp Adilang sống sót là dựa vào một trong số rất ít vật dụng mà em có, đặc biệt là chiếc áo sơ mi đang mặc. Ngoài việc dùng để hấp thụ nước mưa, nó còn giúp em để lọc nước biển mặn.

Điều này có vẻ vô lý nhưng thực tế lại rất hữu ích cho con người khi rơi vào hoàn cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng. Thông thường, nước biển mặn và rất độc cho cơ thể con người. Nếu độ mặn vừa phải, thận có thể loại bỏ lượng muối dư, nhưng con người lại không thể tiêu thụ nước theo cách này. Theo Phân ban Dịch vụ Đại dương (NOS), trực thuộc Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, nếu uống nước biển, người dùng sẽ phải đi tiểu nhiều nước hơn để loại bỏ tất cả lượng muối ra khỏi cơ thể và hậu quả có thể dẫn đến tử vong do mất nước.

Adilang sau khi được giải cứu

Đối với trường hợp của Adilang, bằng chứng duy nhất cho thấy em đã sử dụng quần áo của mình như một phương tiện tạo ra nước, dùng để hấp thụ nước mưa và làm bộ lọc để lọc nước biển. Và điều đó, theo một số nhà khoa học, bí quyết giúp em sống sót sau 49 ngày bị mắc kẹt trên một chiếc bè bé nhỏ ngoài khơi khi mọi thứ cạn kiệt, kể cả gỗ dựng lều phải đốt lên để nấu nướng và phát tín hiệu...

Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), sử dụng vải để lọc không loại bỏ tất cả muối từ nước biển, nhưng chắc chắn, nó sẽ làm giảm mức độ muối đến mức ít nguy hiểm hơn. Nước ngọt thường có nồng độ muối là 1.000 phần triệu (ppm) còn nước biển là 35.000 ppm muối. Trong trường hợp của Adilang, em hoàn toàn có thể dùng quần áo để loại bỏ phân tử muối khỏi nước, bằng cách lọc nhiều lần và thực tế đã giúp em vượt qua cơn hiểm nghèo.

Cũng theo USGS, nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh tương tự, thì có thể áp dụng phương pháp lọc nước mặn bằng cách chưng cất. Chưng cất có nghĩa, đun sôi nước biển trong nồi, xoong chảo và gom lấy hơi nước khi nó ngưng tụ trên một bề mặt. Nước thu được phần lớn là không có muối, nhưng quá trình này rất chậm, tuy chậm nhưng chắc chắn và giúp con người thoát hiểm khi xung quanh toàn là nước mặn.

Adilang an toàn trong vòng tay của bố mẹ

(̣̣̣̣Theo Inverse- 9/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất