| Hotline: 0983.970.780

"5-6 năm nay, chúng tôi không tuyển được sinh viên hạng ưu nào"

Thứ Sáu 05/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

PGS.TS Hoàng Văn Tiệu - Viện trưởng Viện Chăn nuôi nói với chúng tôi.

PGS.TS Hoàng Văn Tiệu-Viện trưởng Viện Chăn nuôi

Liên quan đến vấn đề đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học của ngành chăn nuôi cũng như  hiện tượng "chảy máu chất xám" trong khoa học, PGS.TS Hoàng Văn Tiệu đã có những tâm tư với NNVN...

Thưa ông, hiện nay ở Viện có tình trạng không tiêu hết tiền cho nghiên cứu khoa học không?

Mỗi năm trung bình chúng tôi nhận được tổng cộng cỡ 16 tỉ đồng cho công tác nghiên cứu. Không hề có tình trạng thừa mà tại Viện, các đề tài vẫn phải xếp hàng chờ tiền. Nói rộng ra, chúng ta vẫn chưa trích đủ tiền cho công tác nghiên cứu khoa học theo đúng tiêu chí là đầu tư cho khoa học chiếm 2% GDP vì trong tình trạng ngân sách còn chưa dồi dào, người ta thường ưu tiên cho những khoản chi cấp bách hơn, thiết thực hơn là khoa học.

Tại sao hiện có tình trạng các nhà khoa học chưa mặn mà với công tác nghiên cứu?

Có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là bởi cơ chế tiêu tiền cho khoa học chưa phù hợp. Giá vật tư tăng cao thất thường nhưng duyệt đề cương, nội dung nghiên cứu cũng như các chi phí khác phục vụ đề tài trước 3 tới 5 năm mà không có cơ chế bù trượt giá. Vì thế theo tôi chỉ cần duyệt phần khối lượng, vật tư chứ không nên duyệt một mức giá cố định. Thứ hai là công tác bảo hộ bản quyền của chúng ta chưa tốt. Thứ ba là đối tượng phục vụ của các nhà khoa học nông nghiệp là người dân nghèo, họ áp dụng kết quả nghiên cứu của mình cho đã là may chứ đừng nói đến chuyện bán kết quả đó để hoàn vốn. Cuối cùng do một phần năng lực của cán bộ chúng ta còn kém…

Ở Viện Chăn nuôi có hiện tượng cán bộ nghiên cứu bỏ ra ngoài làm không?

Những năm gần đây, Chính phủ đã đầu tư tương đối nhiều cho nghiên cứu khoa học của ngành chăn nuôi nhưng vẫn không mấy hấp dẫn, nhất là đối với những người trẻ. Như Viện tôi luôn ưu tiên lấy ngay những sinh viên tốt nghiệp loại ưu về mà 5-6 năm nay chẳng lấy được ai. Những người vào Viện gần đây phần đa là không bôn ba được với bên ngoài. Tôi rất hy vọng khi áp dụng cơ chế tự chủ 115 xem có cải thiện được điều gì không. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy các đơn vị nghiên cứu ở những tỉnh nghèo tương đương Việt Nam hoặc có thể giàu hơn chút ít vẫn chưa thực hiện nổi cơ chế tự chủ hoặc thực hiện rồi lại bỏ.

Có khoảng bao nhiêu phần trăm những báo cáo khoa học của Viện được áp dụng vào thực tế?

Phải phân định rạch ròi giữa hai dạng nghiên cứu là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Ở đơn vị chúng tôi, tỷ lệ cho nghiên cứu cơ bản là 30-35% còn lại 65-70% là nghiên cứu ứng dụng. Hàng năm có hàng trăm báo cáo khoa học nhưng chúng tôi chỉ chọn ra khoảng 30-35% để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hoặc sản xuất thử. Từ thực tế sản xuất sẽ điều chỉnh những phần chưa phù hợp trong nghiên cứu.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, thế giới họ đang đi theo hướng nào, chúng ta có bắt nhịp được với họ hay không?

Đối với giống cây trồng , thành quả khoa học có thể thấy rõ như ở lúa lai, ngô lai, cây biến đổi gen nhưng đối với giống vật nuôi rất khó. Cừu Dolly chỉ là một sản phẩm nghiên cứu chứ không nhân ra sản xuất hàng loạt được. Công nghệ sinh học, công nghệ gen khi áp dụng với vi sinh vật có thể thu được kết quả nhưng với vật nuôi còn cả một chặng đường rất dài phía trước.

Trong chăn nuôi, thế giới họ đi theo hướng chọn ra những dòng thuần có những đặc tính tốt rồi kết hợp lại thành tổ hợp lai có tính tốt của 2, 3, 4 thậm chí 5 gốc như những động vật chuyên trứng, sữa, thịt…Những nước phát triển cũng đã quan tâm đến sản phẩm chăn nuôi hữu cơ, tức là chăn nuôi dạng sạch. Ở ta về giống vật nuôi cũng đang theo xu hướng lai còn chăn nuôi hữu cơ có thể bắt đầu tiếp cận nhưng nó đòi hỏi những điều kiện kinh tế nhất định nên rất khó.

Xin cảm ơn ông!

Khai mạc hội nghị khoa học Viện Chăn nuôi

Từ 4-5/9 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị khoa học của Viện Chăn nuôi. Hội nghị lần này có 109 báo cáo và thông báo khoa học đã được các Hội đồng khoa học cơ sở chọn lọc để tham gia. Hội nghị sẽ tập trung đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học trong năm 2007, thảo luận kinh nghiệm về nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm