| Hotline: 0983.970.780

5 mối nguy sức khỏe do thời tiết giá lạnh

Thứ Tư 26/12/2012 , 10:04 (GMT+7)

Thời tiết mùa đông giá lạnh, đặc biệt gần đây khi khí hậu biến đổi kéo theo những hình thái khí hậu bất ngờ, lạnh tới mức bất thường, làm gia tăng bệnh tật.

Thời tiết mùa đông giá lạnh, đặc biệt gần đây khi khí hậu biến đổi kéo theo những hình thái khí hậu bất ngờ, lạnh tới mức bất thường, làm gia tăng bệnh tật. Dưới đây là 5 rủi ro gây bệnh và những giải pháp xử lý theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC).

Ảnh minh họa

1. Nguy cơ hạ thân nhiệt

Theo CDC, hàng năm tại Mỹ có tới trên 700 ca tử vong vì chứng hạ thân nhiệt (Hypotheremia), căn bệnh xảy ra khi thân nhiệt giảm dưới 35oC, nhất là khi không phát hiện và can thiệp kịp thời. Bệnh thường xuất hiện khi trời quá lạnh, rơi vào nhóm người già, sức đề kháng yếu, không thích ứng nhanh với môi trường nhiệt độ lạnh.

- Giải pháp: Nếu thuộc nhóm người mắc bệnh hạ thân nhiệt, khi thấy run, nói lắp bắp thì nên tìm giải pháp xử lý ngay, đặc biệt khi tim đập yếu thì phải can thiệp kịp thời. Cách phòng chống, mặc đủ ấm, đi giày tất, găng tay. Khi cấp cứu trước tiên loại bỏ quần áo ướt và cho bệnh nhân dùng đồ ấm, không nên dùng đồ uống có cồn, không nên cho tắm nóng vì có thể gây sốc lạnh.

2. Cảm cúm

Đôi khi bệnh cảm cúm không liên quan hoàn toàn đến thời tiết mùa đông nhưng nhiệt độ lạnh được xem là thủ phạm gây bệnh rất tiềm ẩn, nhất là nhiễm trùng tế bào máu trắng trong đường không khí vào ra ở mũi, đây là nơi virút cúm trú ngụ và sinh bệnh. Như vậy thời tiết càng khô, càng lạnh thì vi rút gây bệnh càng có điều kiện phát triển mạnh.

Việc phân biệt cúm hay cảm lạnh không hề đơn giản vì 2 căn bệnh này đều có những dấu hiệu giống nhau. Nếu bị cảm lạnh thì có dấu hiệu cổ họng khô, đau rát, hắt hơi, đau đầu, mũi đỏ, tiết dịch, chảy nước mắt, ớn lạnh và sốt. Cuối cùng là triệu chứng nghẹt mũi, ho, đau phần cơ bắp, mệt mỏi, chán ăn. Triệu chứng cuối cùng thường tồi tệ hơn, xuất hiện các dấu hiệu cảm lạnh, sốt trên 37,8-40oC kèm theo ho khan, đau cơ, nhức đầu, nghẹt mũi, đau họng và mệt mỏi.

- Giải pháp: Nếu cảm lạnh có thể tồn tại trong vòng vài ngày, cúm thì trong một tuần có thể tự khỏi hoặc điều trị bằng thuốc. Nên tư vấn bác sĩ, bởi thuốc kháng sinh không trị được virút mà nó còn để lại phản ứng phụ. Đối với cúm nên tiêm thuốc diệt trừ vi rút, trường hợp đã từng mắc bệnh thì CDC khuyến cáo dùng Zanmivir (Relenza), đây là loại thuốc hít dùng trị bệnh cúm mùa cho nhóm người trên 7 tuổi kết hợp với dùng Oseltamivir và Rimantadine.

3. Tê cóng

Tê cóng (Frostbite) là chứng gây mất cảm giác và màu sắc ở một số vùng trên cơ thể như mũi, tai, má cằm, ngón tay ngón chân. Ngoài ra, tê cóng còn gây hủy hoại tế bào, nếu nặng có thể dẫn đến phải cắt cụt các chi. Tùy theo mức độ lạnh của môi trường mà khả năng tuần hoàn máu của cơ thể suy giảm nếu không có đủ các phương tiện chống lạnh. Dấu hiệu của căn bệnh này là máu lưu thông đến chân tay bị giảm, phát sinh tình trạng tê, ngứa đau nhói, da tái nhợt hoặc da có màu sáp.

- Giải pháp: Phòng bệnh được xem là giải pháp tối ưu, mặc đủ quần áo ấm, nhất là khi phơi ra môi trường giá lạnh dài, nên duy trì quần áo luôn khô ráo. Nếu thấy có dấu hiệu bị cóng thì nên vào ngay phòng kín, đủ ấm nhúng chân tay vào nước ấm và sưởi ấm cơ thể bị giá lạnh, hoặc mát xa vùng bị giá lạnh, không nên dùng tấm sưởi tăng nhiệt, đèn sưởi hoặc lò sưởi, lò phát sóng vì nguy cơ gây bỏng mà khi sưởi bởi người trong cuộc bị mất cảm giác.

4. Trầm cảm

Trung bình, mỗi năm có tới 5% dân số Mỹ bị trầm cảm khi mùa đông giá lạnh, 2/3 trong số này là phụ nữ, chuyên môn gọi là bệnh SAD (Bệnh trầm cảm theo mùa). Dấu hiệu bệnh SAD tương tự như những căn bệnh cảm cúm thông thường, như buồn bã, mệt mỏi, buồn ngủ, tránh tiếp xúc cộng đồng, chậm chạp, ăn nhiều tăng cân, chán sống và thường có ý nghĩa quyên sinh.

- Giải pháp: Nếu mắc bệnh thể nhẹ nên chăm tâm luyện tập, thể thao, ăn uống cân bằng khoa học, bổ sung thực phẩm có ích cho tâm tính, bổ sung vitamin dưỡng chất. Nếu thể nặng nên tư vấn bác sĩ áp dụng liệu pháp tâm tính- hành vi để giảm bớt suy nghĩ tiêu cực, kết hợp luyện tập và dùng thuốc.

5. Bệnh tim mạch

Thời tiết giá lạnh được xem là kẻ thù gây bệnh tim giấu mặt, nhất là nhóm người đã có sẵn yếu tố rủi ro như cholesterol (mỡ máu) cao, bệnh cao huyết áp, nghiện thuốc lá. Dấu hiệu thường thấy là đau tức ngực, khó thở, chóng mặt đột ngột, đổ mồ hôi, buồn nôn, nhịp tim thất thường, da tái tím.

- Giải pháp: Trước tiên là phải mặc đủ ấm, không nên ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, kể cả luyện tập vào buổi sáng, nên ăn uống đủ chất và một khi có dấu hiệu bất thường nên tư vấn bác sĩ để can thiệp, nhất là nhóm người có tiền sử mắc các loại bệnh về tim mạch.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất