| Hotline: 0983.970.780

54 năm vì màu xanh Tổ quốc

Thứ Hai 02/12/2013 , 10:32 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả mà ngành ngành Lâm nghiệp đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là 2 năm thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 57 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong không khí trang nghiêm và đầm ấm của buổi lễ kỷ niệm 54 năm ngày thành lập ngành Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2013), các đồng chí lãnh đạo; nguyên lãnh đạo và cán bộ Bộ NN-PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Trường ĐH Lâm nghiệp… đã cùng nhau ôn lại những chặng đường đã qua và đề ra phương hướng phát triển ngành trong thời gian tới.

Những thành tích đáng tự hào

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả mà ngành ngành Lâm nghiệp đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt là 2 năm thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 57 của Thủ tướng Chính phủ.

Tỷ lệ che phủ rừng đang tăng đều theo các năm, công tác bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực hơn, các điểm nóng về bảo vệ rừng cơ bản được kiểm soát kịp thời, số vụ vi phạm và thiệt hại đều giảm, kim ngạch XK lâm sản đạt kết quả rất khả quan, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đang dần đi vào cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực cho người trồng và bảo vệ rừng…

Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chia sẻ: 2013 là năm thứ 2 Tổng cục Lâm nghiệp tham mưu giúp Bộ thực hiện kế hoạch BV&PTR  giai đoạn 2011 - 2012 theo Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây cũng là năm đầu tiên ngành Lâm nghiệp cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng khoá XI thông qua việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành.


Lãnh đạo Trường ĐH Lâm nghiệp nhận hoa chúc mừng của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi

Trong bối cảnh kinh tế đất nước tiếp tục khó khăn, thời tiết lại diễn biến phức tạp nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ và Bộ NN-PTNT, năm 2013 có thể nói là một năm nhiều thành công đối với ngành Lâm nghiệp.

Tổng cục là đơn vị đầu tiên trong Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành; đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm giai đoạn 2012 - 2020 và Đề án quản lý khai thác rừng tự nhiên…

Đồng thời, Tổng cục cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt với một số chủ trương, chính sách mới mang tính đột phá như: chính sách tri trả dịch vụ môi trường rừng, chính sách đồng quản lý, chủ trương tái cơ cấu ngành và sắp xếp các tổ chức quản lý rừng…

Qua đó, vừa nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, vừa thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh SX lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh; kết hợp SX gỗ nhỏ và gỗ lớn, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân.

Trong các giải pháp tái cơ cấu ngành được thực hiện trong năm 2013, Tổng cục rất chú ý đến vấn đề quản lý giống cây lâm nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức quản lý rừng, khai thác có hiệu quả xã hội hoá nghề rừng.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ các hỗ trợ quốc tế, xúc tiến các hoạt động thương mại, phát triển thị trường lâm sản, tăng cường quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho đồ gỗ Việt Nam.

Mặc dù cuối năm 2012 dự báo năm 2013 XK sẽ gặp khó khăn nhưng thực tế năm 2013, tổng kim ngạch XK lâm sản đạt kỷ lục trong các năm qua, XK mỗi tháng đạt bình quân 425 triệu USD/tháng, điển hình là các tháng quý III đều đạt trên 450 triệu USD/tháng; lượng gỗ rừng trồng sử dụng trong chế biến đồ mộc XK đã tăng. Đây là một tín hiệu rất tốt đối với ngành chế biến gỗ VN.

Về thị trường so với cùng kỳ năm trước, những thị trường nhập khẩu lớn các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh, cụ thể Hoa Kỳ tăng 8,6%, Trung Quốc tăng 30,7%, Nhật Bản tăng 16,1%, và Hàn Quốc tăng 45,4% so với cùng kỳ; Các thị trường giảm như Đức (giảm 16,5%) và Pháp (giảm 1,6%).

Giữ màu xanh cho rừng

Năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn ở nhiều nơi; công tác bảo vệ rừng có nhiều diễn biến phức tạp cả về tính chất, mức độ thiệt hại. Tổng cục đã chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2013; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành (Công an, Quốc phòng), kiểm tra tình hình bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại một số tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; củng cố, duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ báo cháy và trạm viễn thám đáp ứng kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành.

Nhờ đó, số vụ vi phạm cũng như diện tích thiệt hại đều giảm so với cùng kỳ năm 2012. Tính đến hết tháng 10, cả nước xảy ra 230 vụ cháy rừng (giảm 153 vụ so với cùng kỳ năm 2012); diện tích bị thiệt hại là 903 ha (giảm 418 ha so với cùng kỳ năm 2012).


Kiểm lâm luôn giữ màu xanh cho rừng 

Tổng cục đã chủ động phối hợp với các địa phương giải quyết các điểm nóng về phá rừng và tụ điểm cất trữ lâm sản trái phép; tổ chức kiểm tra xác minh các điểm nóng về khai thác lâm sản trái pháp luật như ở Tà Xùa - Sơn La; Văn Bàn - Lào Cai; Sơn Động - Bắc Giang; Yên Tử - Quảng Ninh, tỉnh Đắk Lắk và một số tụ điểm buôn bán lâm sản trái pháp luật tại các tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, Bắc Kạn... Tập trung cao độ giải quyết những vấn đề lâm nghiệp ở Tây nguyên, xử lý kịp thời các nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển rừng trong khu vực.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng nhận định: Trong bối cảnh của hội nhập hiện nay, nền kinh tế đất nước tiếp tục khó khăn, cùng với đó là áp lực phát triển kinh tế và gia tăng dân số lên tài nguyên rừng ngày một lớn, tình hình vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển từng vẫn còn diễn ra tại một số điểm nóng.

Chỉ tiêu về trồng rừng phòng hộ, đặc dụng còn đạt thấp so với kế hoạch; giá trị của các sản phẩm ngành Lâm nghiệp còn hạn chế so với tiềm năng; thu nhập, đời sống của người dân làm nghề rừng còn chưa theo kịp so với lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp… đòi hỏi ngành và toàn xã hội phải nỗ lực hơn nữa.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh hy vọng, với thành công mà ngành Lâm nghiệp đã đạt được trong những năm qua, cùng với niềm tin, sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của chúng ta, những người đang ngày đêm gắn bó với nghề rừng sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đưa ngành Lâm nghiệp ngày càng phát triển.

Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết: 2013 là năm có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Số vụ vi phạm Luật BV&PTR; vi phạm về mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật; số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị phá trái pháp luật đều giảm mạnh so với năm 2012.

Công tác bảo tồn, thực thi Cites được chú trọng và phát triển kịp thời hơn. Đặc biệt, giá trị XK gỗ và lâm sản tăng mạnh (ước đạt 5,1 tỉ USD), đạt kỷ lục trong những năm gần đây.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất