| Hotline: 0983.970.780

6 loại nông sản bị Campuchia cấm nhập khẩu: Không khai báo kiểm dịch thực vật

Thứ Tư 24/06/2020 , 12:23 (GMT+7)

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) lên tiếng về vụ việc 6 loại nông sản của Việt Nam bị Campuchia cấm nhập khẩu.

Cục Hải quan tỉnh An Giang có văn bản hỏa tốc báo cáo UBND tỉnh An Giang và Tổng cục Hải quan về việc Campuchia cấm nhập khẩu 6 loại nông sản từ Việt Nam.

Cụ thể, tại Công văn 1700 do Cục trưởng Cục Hải quan An Giang Trần Quốc Hoàn ký ban hành ngày 19/6 cho biết, qua nắm tình hình xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia, trong đó có mặt hàng nông sản, Cục Hải quan An Giang được biết, vừa qua cơ quan chức năng tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia đã tiến hành kiểm tra chất lượng đối với hơn 20 loại rau, củ, quả nhập khẩu từ Việt Nam.

Kết quả, phát hiện dấu hiệu thuốc trừ sâu trong 6 loại rau củ, bao gồm: cải bắp, bông cải xanh, đậu bắp, chanh, bí ngô và hẹ có thể gây hại về sức khỏe cho người tiêu dùng.

Hàng nông sản vào khu vực kiểm soát cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên để xuất sang Campuchia. Ảnh: Văn Chương.

Hàng nông sản vào khu vực kiểm soát cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên để xuất sang Campuchia. Ảnh: Văn Chương.

Sau khi phát hiện các chất gây hại trên rau củ quả trên, cơ quan chức năng tỉnh Kandal đã tịch thu và tiêu hủy toàn bộ, đồng thời quyết định cấm nhập khẩu 6 loại rau củ quả trên của Việt Nam từ ngày 16/6/2020.

Tuy nhiên, qua báo cáo của Cục Hải quan tỉnh An Giang, chúng tôi cũng không rõ là phía cơ quan chức năng của Campuchia phát hiện hoạt chất thuốc trừ sâu gì trong 6 loại rau củ quả của Việt Nam, hàm lượng dư lượng vượt bao nhiêu % và theo tiêu chuẩn nào?

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, đại diện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, ngay sau khi có thông tin trên từ phía Hải quan An Giang, đơn vị đã cho tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các lô hàng làm kiểm dịch thực vật xuất khẩu sang Campuchia trong thời gian vừa qua.

Kết quả báo cáo từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 9 (phụ trách tỉnh An Giang), thông qua công tác kiểm dịch thực vật cho thấy, 6 tháng đầu năm 2020 Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Tịnh Biên 155 lô bột mỳ, trọng lượng trên 10.000 tấn. Các cửa khẩu Vĩnh Xương, Vĩnh Hội Đông, Bắc Đai, Khánh Bình không có hàng. Hai cửa khẩu thuộc tỉnh Kiên Giang là Hà Tiên và Giang Thành cũng không có hàng.

Như vậy, có thể thấy những lô hàng rau củ quả của Việt Nam bị phía cơ quan chức năng Campuchia cảnh báo dư lượng thuộc trừ sâu và cấm nhập khẩu không làm thủ tục khai báo kiểm dịch thực vật với cơ quan kiểm dịch thực vật của phía Việt Nam là Cục Bảo vệ thực vật.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, với mặt hàng xuất khẩu có nguồn gốc thực vật, nếu phía nhập khẩu không yêu cầu phải làm kiểm dịch thực vật thì đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ không làm thủ tục khai báo kiểm dịch thực vật.

Trong đó, Campuchia lâu nay cũng không yêu cầu kiểm dịch thực vật nên các lô hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu qua Campuchia vẫn được Hải quan và Biên phòng cho phép xuất khẩu mà không cần giấy kiểm dịch thực vật từ cơ quan chuyên môn.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm