| Hotline: 0983.970.780

6.000 người tham gia đua ghe ngo tại Sóc Trăng

Chủ Nhật 10/11/2019 , 21:17 (GMT+7)

Ngày 10/11 tại Sóc Trăng diễn ra lễ hội Óc om bóc - Đua ghe ngo khu lần thứ 4 khu vực ĐBSCL đã thu hút hơn 6.000 vận động viên tham gia tranh giải.

Được sự chấp thuận của Bộ VH-TT&DL, tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ hội Lễ hội Óc om bóc - Đua ghe ngo với quy mô khu vực ĐBSCL định kỳ hai năm/lần.
Năm 2019 là lần thứ tư Sóc Trăng tổ chức lễ hội cấp khu vực.
Lễ hội diễn ra từ ngày 5 đến ngày 11/11, gồm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao sôi nổi.

Có 9 hoạt độngdiễn ra tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, bao gồm giải đua ghe ngo với 59 đội ghe ngo tham dự.

Bên cạnh đó, lễ hội còn tổ chức phục dựng lễ Cúng Trăng, Hội thi thả đèn nước, phục dựng ghe Cà Hâu, Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục Khmer.
Hoạt động chính của lễ hội là giải đua ghe ngo với hai nội dung thi đấu 1.000m đối với nữ và 1.200m đối với nam, diễn ra trong hai ngày 10 và 11/11.
Trong đó có 47 đội ghe ngo nam và 12 đội ghe ngo nữ tham gia tranh tài.
Ngoài tỉnh Sóc Trăng còn có các đội đến từ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Kiên Giang…

Để chuẩn bị cho ngày khai hội, các đội ghe ngo cả nam lẫn nữ ở các phum, sóc trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tập luyện với mong muốn đạt được thành tích cao trong mùa giải năm nay.

Theo Ban tổ chức, ngoài hoạt động chính là đua ghe ngo, lễ hội lần này sẽ phục dựng lễ Cúng Trăng, hội thi Lôi Protip (thả đèn nước), phục dựng ghe Cà Hâu, lễ hội đường phố, hội diễn nghệ thuật quần chúng, trình diễn trang phục Khmer.
Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra Hội chợ triển lãm Nông nghiệp - Thương mại - Du lịch diễn ra liên tục từ ngày 5-11/11.
Để động viên các đội ghe ngo đạt thứ hạng cao, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng vận động tài trợ trên 1 tỷ đồng để trao giải thưởng.
Trong đó, đội nam vô địch được thưởng 200 triệu (nhì 150 triệu, ba 100 triệu, tư 80 triệu), nữ vô địch 150 triệu đồng (nhì 100 triệu, ba 80 triệu, tư 50 triệu).
Ban tổ chức còn thưởng 2 đến 8 triệu đồng cho các đội nhất, nhì của mỗi bảng và thắng cuộc ở mỗi vòng loại trực tiếp đối phương cho đến tứ kết, bán kết.
 Lễ hội  Óc om bóc - Đua ghe ngo mang ý nghĩa nhằm tưởng nhớ đến công ơn của Mặt Trăng, được xem như một vị thần điều tiết mùa màng đã giúp họ làm ăn khá giả.

Thông qua việc tổ chức lễ hội này, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer; đồng thời tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh về địa phương và con người Sóc Trăng.

Lễ hội đua ghe ngo năm nay thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến cỗ vũ trên 200.000 người.
Theo Hòa thượng Tăng Nô - trụ trì chùa Khleang (TP. Sóc Trăng), lễ hội  Óc om bóc được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch với tên gọi theo tiếng Việt là “Lễ cúng trăng” thể hiện lòng biết ơn vị Thần mặt trăng đã phù hộ một mùa vụ bội thu và cho sự ấm no của nhân gian...
Một trong những phần hội không thể thiếu là đua ghe ngo một dạng ghe đặc biệt, được xem là vật thiêng chỉ được dùng để đua của dân tộc Khmer.
Ghe ngo là thuyền độc mộc làm bằng thân gỗ cây sao nguyên vẹn được khoét phần ruột do nghệ nhân và các sư chùa Khmer cùng làm.
Chiều dài từ 25 - 30m, mỗi ghe ngo có 20 đến 40 khoang, chứa được 60 vận động viên bơi tay bơi.
Đua ghe ngo là phần hội của lễ hội Óc om bóc, là nghi thức thức tiễn nước sau mùa gieo trồng, chào mừng vụ mùa bội thu, là ngày hội thể thao, biểu tượng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.    
Tiếng còi của người tạo nhịp bơi rất quan trọng để các vận động viên bơi cho đúng nhịp.
Cổ động viên ngâm mình trong nước để xem trận đấu.
Tranh tài quyết liệt về đích.
Các tay đua mặc áo đồng phục có số đếm thứ tự từ 1-60.
Ghe ngo nào về đích sớm sẽ chiến thắng, lọt vào vòng trong tranh giải tiếp tục.

Xem thêm
Diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc tăng nhanh và ‘đối sách’ của Việt Nam

Diện tích thanh long ở Trung Quốc tăng nhanh và ‘đối sách’ của Việt Nam. Miền Tây vào mùa hến phơi nắng. Thuần hóa thú hoang dã làm bạn.

Điểm mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hai Nghị định 26 và 42 trong lĩnh vực thủy sản nhằm phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cùng theo dõi tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam với các chuyên gia về vấn đề này.

Thủy lợi Hưng Yên tưới nước bẩn màu đen như dầu luyn cho đồng lúa

Hơn 150 mẫu ruộng mới cấy ở xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên có nguy cơ chết yểu bởi nguồn nước tưới đen như dầu luyn lấy từ dòng sông Bắc Hưng Hải.

Hàng trăm cống đóng kín ngăn xâm nhập mặn bất thường

Sóc Trăng Cả trăm cống lớn nhỏ trên địa bàn các huyện Long Phú, Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng được đóng kín để ngăn nước mặn xâm nhập vào trong nội đồng.