| Hotline: 0983.970.780

63 tỉnh, thành đều có chuỗi nông sản an toàn

Thứ Sáu 22/02/2019 , 13:30 (GMT+7)

Với mục tiêu bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng và đáp ứng kế hoạch XK nông sản đạt 42 - 43 tỷ USD, ngày 21/2, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hành động bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp 2019.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), trong năm 2018, công tác bảo đảm ATTP của ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trước hết, đã trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XI; trình Chính phủ ban hành 7 Nghị định, 1 Chỉ thị, 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ban hành 23 Thông tư về quản lý chất lượng VTNN, ATTP... Rà soát đưa ra khỏi danh mục 1.774 tên thương phẩm thuốc BVTV, 1.052 sản phẩm thuốc thú y, 3.621 sản phẩm phân bón kém chất lượng, không an toàn. Ban hành thêm 4 QCVN, công bố 45 TCVN, nâng tổng số lên 625 tiêu chuẩn, 208 quy chuẩn về vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản.

Bưởi da xanh VietGAP ở Bến Tre

Đã có 1.845 cơ sở trồng trọt được cấp Giấy chứng nhận VietGAP với diện tích khoảng hơn 80 nghìn ha (tăng 61 nghìn ha so với năm 2017); khoảng hơn 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích nuôi trồng là 2.618 ha được cấp chứng nhận VietGAP và tương đương; 313 trang trại và 2.502 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP.

Đặc biệt, toàn bộ 63 tỉnh, TP đều đã xây dựng thành công chuỗi nông sản an toàn, với tổng cộng 1.249 chuỗi, 1.450 sản phẩm và 3.181 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi. Nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp liên kết với HTX, hộ nông dân tổ chức chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn quy mô lớn như: Vingroup, Dabaco, San Hà, Ba Huân... Liên minh HTX Việt Nam cũng đã tổ chức hệ thống siêu thị kết nối với hơn 100 HTX nông nghiệp hình thành các chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn...

Kết quả giám sát tại các địa phương từ năm 2018 cho thấy đã có sự chuyển biến đáng kể về điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở và chỉ số ATTP các nhóm sản phẩm chủ lực so với các năm 2017, 2016: Không phát hiện mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol trong 477 mẫu thịt, 3506 mẫu nước tiểu; 271/2.060 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh (chiếm 13,1%, giảm so với 26,7% của năm 2017); 5/2.472 mẫu thịt tươi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh (chiếm 0,2%, giảm so với 0,63% của năm 2017 và 1,76% của năm 2016).

Riêng tỷ lệ mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh là 46 mẫu/3.018 mẫu, chiếm 1,5% (tăng so với năm 2017 là 0,89%, năm 2016 là 1,07%). Bộ đã có văn bản gửi các đơn vị có liên quan và các địa phương yêu cầu truy xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đáp ứng mục tiêu XK 42-43 tỷ USD

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, bảo đảm ATTP là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp trong năm 2019. Bởi ATTP không chỉ bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước mà còn là chìa khóa để tiếp cận, mở rộng thị trường XK cho nông sản Việt Nam, qua đó góp phần quan trọng cho việc đạt mục tiêu XK 42-43 tỷ USD trong năm nay.

Trên tinh thần đó, kế hoạch hành động đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp 2019 của Bộ NN-PTNT đưa ra những kết quả và chỉ số cần đạt như sau: 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật về chất lượng VTNN, ATTP được xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo đúng kế hoạch; các đối tượng tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản từ người sản xuất đến người tiêu dùng được phổ biến, hướng dẫn, vận động tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng quy định đảm bảo ATTP tăng 10% so với năm 2018; tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm qui định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tồn dư thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh giảm 10%.
Ông Cao Văn Hóa, PGĐ Sở NN-PTNT Tiền Giang

Hiện các văn bản của Bộ Y tế chưa có quy định danh mục chất được phép sử dụng để làm chín trái cây. Nhưng theo yêu cầu của khách hàng, sản phẩm phải được làm chín đồng bộ và phải là chất được phép sử dụng. Do đó, Bộ NN-PTNT cần phối hợp với Bộ Y tế sớm ban hành các loại chất, hóa chất được phép làm chín trái cây.

XK nông thủy sản sang các thị trường, nhất là thị trường Trung Quốc, đang gặp nhiều khó khăn về quy định truy xuất nguồn gốc do việc quản lý và cấp code chậm, chưa chặt chẽ. Vì vậy, Bộ NN-PTNT cần hướng dẫn thủ tục XK trái cây theo đường chính ngạch sang Trung Quốc và các thị trường khác cho DN; quan tâm đào tạo, tập huấn cho các Sở NN-PTNT về quy định thị trường, trình tự thủ tục XK nông sản… để triển khai hỗ trợ, tập huấn cho DN; giao Sở NN-PTNT cấp code vùng trồng phục vụ XK để công tác quản lý, giám sát và phát triển vùng nguyên liệu được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm