| Hotline: 0983.970.780

7 lần vượt cạn không thành vì mắc ung thư

Chủ Nhật 01/04/2018 , 08:01 (GMT+7)

“Lúc biết tin con gái mắc phải 2 căn bệnh, tôi như chết lặng, đêm nào cũng khóc vì thương con mà không có cách nào cứu chữa", bà Phạm Thị Tuyết (SN 1970) ở xóm Trường Chinh, thôn Lạc Dục, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nghẹn ngào.

Nỗi đau 7 lần vượt cạn

Về xóm Trường Chinh, chúng tôi được nghe câu chuyện buồn rơi nước mắt về chị Ngô Thị Hiền (SN 1989) mắc căn bệnh máu loãng và ung thư vú di căn lên não khiến chị bị liệt một bên chân đang gắng gượng giành giật sự sống từng ngày.

15-46-13_b_tuyet_don_du_nhin_con_gi_dng_ginh_git_su_song_tu_cn_benh_tu_thn
Bà Tuyết và con gái Ngô Thị Hiền

“Không hiểu sao cuộc đời em như một trò đùa, cứ lần nào chuẩn bị đến ngày sinh nở thì lại mất cháu. Trong khi, bản thân tốn kém tiền bạc chạy chữa khắp nơi mà 10 năm qua ông trời vẫn không thương em", chị Hiền chia sẻ.

Là con gái lớn trong gia đình, khi học hết THCS chị đi làm cho một công ty trong huyện Tứ Kỳ, cũng từ đây chị Hiền gặp và kết hôn với người chồng hơn 5 tuổi cùng huyện làm nghề lái xe. Lấy nhau được 10 năm thì 7 lần chị có em bé, tuy nhiên lần sinh nở nào cũng không thành và chính lần sinh cuối cùng tháng 6/2016 như một định mệnh khi bác sĩ phát hiện ra căn bệnh khiến chị không thể giữ được thai nhi.

Chị kể, khi biết bản thân mang bầu khó giữ, cho nên từ lúc có thai chị cùng người thân lên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm điều trị cho đến ngày sinh. Nhưng khi thai nhi được vài tháng thì lại không giữ được, có những lần đến tháng thứ 8 vẫn không sinh hạ được khiến chị cùng gia đình đau xót.

“Mỗi lần mang thai là mỗi lần thêm niềm vui, đó cũng là nỗi đớn đau khi lần nào cũng vậy, 7 lần mất con khiến tôi như sụp đổ mà nguyên nhân sâu xa thì không hay. Sau khi lần vượt cạn thứ 7 không thành, tôi được phát hiện mắc căn bệnh máu loãng, đây cũng chính là nguyên nhân khiến tôi không giữ được con”, chị Hiền đau xót.

Hai tháng sau ngày nhận tin dữ, chị Hiền thấy ngực phải của mình chai cứng nhưng không có hiện tượng đau. Khi đi khám tại Bệnh viện K Hà Nội, bác sĩ kết luận chị mắc căn bệnh u thư vú di căn.

Nỗi đau về bệnh tật đã dày vò thể xác và nỗi khổ khi không có được mụn con càng khiến chị Hiền sống trong tuyệt vọng. Tuy nhiên, nỗi đau ấy chưa nguôi ngoai khi vào mồng 2 tết năm 2017, người chồng 10 năm chung sống đã đưa chị về nhà đẻ và bỏ mặc chị ở lại không nói lời nào.

Đến tháng 3 cùng năm, chồng chị làm đơn li hôn và chị chấp nhận không lời ca thán. Ngày chị ký vào đơn li hôn cũng là lúc chị đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tứ Kỳ và việc này được Tòa án huyện giải quyết ngay sau đó không lâu.
 

Điều kỳ diệu đến từ đâu?

Hướng ánh mắt đau xót nhìn người con gái bệnh trọng và giành giật sự sống trong niềm tuyệt vọng, bà Phạm Thị Tuyết  chỉ biết động viên, an ủi và gom góp được ít tiền nào, vợ chồng bà lại khăn gói đưa con lên bệnh viện để xạ trị, nhưng khoảng 3 tháng nay do sức khỏe yếu nên không thể làm được trong khi gia đình kiệt quệ về kinh phí.

15-46-13_mong_uoc_luc_ny_cu_chi_hien_l_duoc_song_v_chu_khoi_benh
Bà Tuyết đang chăm sóc cho con gái

Chị Hiền tâm sự sâu kín lòng mình trong những dòng nhật ký: “Có những nỗi đau con người có thể bước qua nổi, nhưng với tôi bây giờ không biết suy nghĩ gì. Tôi không biết làm thế nào để đối diện với sự thật cay nghiệt này. Với tôi và gia đình giờ chỉ biết chờ đợi điều kì diệu. Điều kì diệu từ đâu? Điều kì diệu đến lúc nào? Liệu khi đó tôi có còn có mặt trên đời để đón nhận nó không?".

Thương con bị bệnh, vợ chồng bà Tuyết bán mọi thứ trong gia đình và mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng, vay mượn anh em với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng chạy chữa, nhưng tiền mất mà bệnh tình không thuyên giảm khiến vợ chồng bà càng đau lòng hơn.

Ông Phạm Văn Đức - Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo, cho hay, chị Hiền là trường hợp khó khăn và có số phận éo le. Thông qua đây, địa phương mong sao nhận được nhiều sẻ chia từ những tấm lòng, nhiều mạnh thường quân, các nhà hảo tâm tạo điều kiện giúp đỡ để chị Hiền có thêm động lực chạy chữa bệnh tật và để duy trì sự sống.

Mọi sự giúp đỡ chị Hiền xin gửi về bà Phạm Thị Tuyết (SN 1970) ở xóm Trường Chinh, thôn Lạc Dục, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương; hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 13)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm