| Hotline: 0983.970.780

7 lĩnh vực gây lãng phí, thất thoát nhiều nhất

Thứ Ba 05/11/2013 , 09:44 (GMT+7)

Báo cáo trước Quốc hội sáng 4/11, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển thẳng thắn nhìn nhận, dù 2013 là năm khó khăn của nền kinh tế, nhưng lãng phí vẫn không giảm, thể hiện chủ yếu ở 7 lĩnh vực.

Báo cáo trước Quốc hội (QH) sáng 4/11, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển thẳng thắn nhìn nhận, dù 2013 là năm khó khăn của nền kinh tế, nhưng thẩm tra việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) thấy lãng phí vẫn không giảm, thể hiện chủ yếu ở 7 lĩnh vực.

Nghèo nhưng lại thích hoành tráng

Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết, dẫn đầu là lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Tình trạng sử dụng ngân sách nhà nước sai mục đích, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định không hề giảm trong nhiều đơn vị sự nghiệp.

Tiếp theo là lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Phê duyệt dự án vượt quá khả năng cân đối vốn, khởi công mới, bố trí vốn dàn trải, thi công kéo dài dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản lớn nhưng chưa được xử lý, khắc phục triệt để, gây lãng phí lớn.

Cơ quan giám sát còn phát hiện, việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu; tiến trình thực hiện đề án tái cơ cấu, cổ phần hóa chậm. Việc thực hiện chức năng quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng ở một số nơi hạn chế, dẫn đến việc vi phạm các quy định của nhà nước, gây thất thoát, lãng phí tiền và tài sản nhà nước.


Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). Ảnh: Lâm Khánh

Song, tràn lan và nhiều nhất là tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản diễn ra ở nhiều nơi. Tiếp đó là công tác quản lý, sử dụng đất ở một số địa phương còn nhiều tồn tại, hạn chế, chậm ở nhiều lĩnh vực như chậm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã; chậm thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển KT-XH ở nhiều địa phương; chậm xử lý tình trạng để đất hoang hóa, quy hoạch treo.

Cũng trong đợt giám sát này, Ủy ban Tài chính và Ngân sách thấy, việc sử dụng tài sản công ở một số nơi rất lãng phí, nhất là việc sử dụng hệ thống cảng biển, hiệu quả thấp, không đạt được mục tiêu đầu tư đặt ra. Ngân sách khó khăn nhưng nhiều nơi vẫn dành số tiền không nhỏ để xây dựng trung tâm hội nghị, nhà văn hóa quy mô lớn, vượt quá nhu cầu cần thiết. Xây xong thì ít sử dụng, càng gây lãng phí.

Lãng phí tiếp theo thể hiện ở hiệu quả sử dụng lao động và thời gian lao động chưa cao. Mặc dù đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đã được các cấp, các ngành nỗ lực, cố gắng triển khai thực hiện, song công tác cải cách hành chính của nhiều cơ quan, đơn vị chậm, tình trạng chưa chấp hành nghiêm kỷ luật, thời gian làm việc vẫn diễn ra.

Cuối cùng, sự lãng phí biểu hiện từ chính nhu cầu tiêu dùng của một số bộ phận người dân thể hiện rõ trong ma chay, cưới xin, mê tín dị đoan thái quá, nhất là việc đốt vàng mã quá nhiều gây ô nhiễm và lãng phí. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" chưa thực sự đi vào cuộc sống. Không ít lễ hội được tổ chức tại các địa phương không được dư luận đồng tình và gây lãng phí cho xã hội.

Quy trách nhiệm người đứng đầu

Báo cáo với QH, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng lãng phí như trên chính từ việc chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện Luật THTK, CLP của người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức còn thiếu quyết liệt, chưa thực hiện đúng việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình THTK, CLP theo quy định của luật. Một số quy định pháp luật hiện hành về THTK, CLP chưa cụ thể, chế tài xử lý vi phạm khó áp dụng.

Để khắc phục dần những bất cập trên, từ nay đến hết năm 2014, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng: QH sớm thông qua Luật THTK, CLP (sửa đổi), trong đó quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, tổ chức để xảy ra lãng phí, có chế tài phù hợp, bảo đảm xử lý đối với người có thẩm quyền không xử lý hành vi gây lãng phí.

Với địa phương, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về Luật THTK, CLP gắn với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tập trung vào một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời sửa đổi chế độ khoán chi đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, xác định chức năng nhiệm vụ rõ ràng gắn với giao kinh phí tự chủ một cách khoa học. Đặc biệt là xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác THTK, CLP.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng: Trong 6 tháng đầu năm 2013, các cấp, các ngành trong cả nước đã triển khai 1.353 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý tài chính, NSNN, qua đó phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính 1.290 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 94 tập thể, 376 cá nhân có vi phạm. 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm