| Hotline: 0983.970.780

70 năm ngành Thủy lợi: Chặng đường hào hùng và những năm tháng khó quên

Thứ Sáu 28/08/2015 , 15:12 (GMT+7)

Từ chỗ chỉ có 13 hệ thống thủy lợi đến nay cả nước đã xây dựng hàng nghìn hệ thống công trình thủy lợi.

“Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng, thủy lợi đi đến đâu thì đói nghèo ra đi và ấm no, thịnh vượng đến cùng. Chúng ta có thể tự hào nói rằng, tất cả chúng ta đã luôn cố gắng cống hiến cho sự phát triển của ngành thủy lợi” – Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ.

14-20-03_nh-1
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát
 

Trong không khí toàn Đảng, toàn dân sôi nổi thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9, kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sáng nay, ngành Thủy lợi kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống (28/8/1945-28/8/2015) và gặp mặt các thế hệ công chức, viên chức, người lao động qua các thời kỳ.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ NN-PTNT; đồng chí Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; đồng chí Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT; đồng chí Nguyễn Cảnh Dinh - nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy lợi...

70 năm – chặng đường hào hùng

Khái quát lại chặng đường phát triển của ngành Thủy lợi, đồng chí Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NN-PTNT kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, chia sẻ:

Trải qua 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành thủy lợi luôn vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao; phát triển nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường.

Từ chỗ cả nước chỉ có 13 hệ thống thủy lợi lớn đảm bảo nước tưới cho 324 nghìn ha, năng lực tiêu khoảng 77 nghìn ha vào năm 1945, đến nay cả nước đã xây dựng hàng nghìn hệ thống công trình thủy lợi.

Các hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới cho 7,3 triệu ha đất gieo trồng lúa, 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, cấp 6 tỷ mét khối nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp… góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo và nhiều loại nông sản có vị thế cao trên thị trường quốc tế.

Những nỗ lực của ngành cũng đóng góp quan trọng trong chủ động cảnh báo thiên tai, ứng phó bão, lũ hạn chế thảm họa thiên nhiên đối với môi trường sống.

14-20-03_nh-3
Văn nghệ chào mừng
 

Những năm tháng khó quên

Tại buổi lễ Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát ghi nhận nỗ lực của các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành thủy lợi đã góp phần bảo vệ thành quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm an ninh – quốc phòng.

Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và toàn ngành đang khẩn trương thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tái cơ cấu thủy lợi, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác thủy lợi đòi hỏi tập trung nỗ lực, nâng cao tính chủ động sáng tạo, đổi mới tư duy trong công tác quản lý.

Theo Bộ trưởng, trước hết, ngành thủy lợi phải định hướng rõ hơn và phát huy các lợi thế so sánh của đất nước để phát triển các loại nông sản hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Công tác thủy lợi ngày càng phải đáp ứng sát hơn các yêu cầu về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu.

Thách thức là to lớn, nhưng Bộ trưởng Cao Đức Phát tin tưởng rằng, với truyền thống và bề dày kinh nghiệm được tích lũy và sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước ngành thủy lợi sẽ tiếp tục phát triển vững chắc, đóng góp to lớn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và sự phát triển của đất nước.

Từng gắn bó suốt hai thập kỷ với ngành thủy lợi, mặc dù chuyển sang lĩnh vực công tác khác nhưng trong trái tim của đồng chí Vũ Mão vẫn dạt tình yêu đối với kênh rạch, với hồ đập. Thế nên, trong buổi lễ kỷ niệm hôm nay, ông ngẫu hứng sáng tác ra bài thơ thật xúc động:

“Bẩy mươi năm bấy dặm trường

Tự hào thủy lợi con đường ánh dương

Ngày xưa Bái Thượng, Đô Lương

[...] Hồ xanh Núi Cốc mênh mang

Nước về Kẻ Gỗ mùa vàng thiết tha

Trạm bơm tiêu úng Nam Hà

Đoàn quân nhịp bước Sông Đà thác reo

Vượt lên cuộc sống đói nghèo

Băng qua thác lũ dốc đèo gian lao [...]

14-20-03_nh-2
Đồng chí Vũ Mão
 

Trăn trở với ngành thủy lợi, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cho rằng: Quy mô ngành thủy lợi của Việt Nam đã xứng tầm quốc tế, nhưng như vậy là chưa đủ. Nhất là khi hiện tượng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Thiên tai, bão lũ, hạn hán diễn tiến khôn lường. Chúng ta không thể cứ đứng chôn chân tại chỗ mãi, mà phải chủ động phòng tránh để giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Muốn làm được như vậy, cần đầu tư thích đáng hơn cho đào tạo nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành thủy lợi nhằm giải cả bài toán “phần cứng” lẫn “phần mềm” trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm