| Hotline: 0983.970.780

8 giờ sáng mai mở 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Sơn La

Thứ Ba 18/07/2017 , 19:08 (GMT+7)

Trong công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường ký nêu rõ, hồi 13h ngày 18/7...

Chấp hành lệnh của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, 8h sáng ngày 19/7, Cty thủy điện Sơn La trước mắt phải mở 1 cửa xả đáy đối với hồ chứa thủy điện Sơn La, đồng thời liên tục phát tối đa 6/6 tổ máy với tổng lưu lượng khoảng 3.400 m3/s vào ban ngày và phát qua tổ máy với tổng lưu lượng tối thiểu khoảng 1.700 m3/s vào ban đêm. Tùy theo tình hình diễn biến của mưa lũ thượng nguồn có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy.

Trong công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường ký nêu rõ, hồi 13h ngày 18/7, mực nước hồ Sơn La ở cao trình 201,89 m; lưu lượng đến hồ là 3.082 m3/s; tổng lưu lượng xả là 3.082 m3/s.

Công điện cũng yêu cầu Giám đốc Cty thủy điện Sơn La tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến lưu lượng nước đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu đập kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các cơ quan liên quan để có phương án chỉ đạo, xử lý.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm