| Hotline: 0983.970.780

8 loại cá cần cẩn trọng khi ăn

Chủ Nhật 12/08/2018 , 08:01 (GMT+7)

Nhìn chung ăn cá là rất tốt bởi là thức phẩm bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất cũng như bổ sung cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào, song lại chứa nhiều acide amin dễ tiêu hóa. 

Do đó, cá lại là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên có trong mỗi bữa ăn của gia đình vì nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại sức khỏe cho con người.

1200px-gdus-morhu-hed15402565

Tuy nhiên không phải cá nào cũng cung cấp dinh dưỡng tốt mà thậm chí có những loại cá mang nhiều độc tính ăn vào gây chết người như là cá nóc còn được gọi là cá cóc, cá bống hoa, cá đùi gà… Hiện nay có rất nhiều loại cá trông thì ngon nhưng lợi thì ít mà hại thì nhiều vì vậy trong khi ăn cần cẩn trọng ví dụ có 8 loại cá “ngậm” thủy ngân nhiều nhất, cần hạn chế ăn nếu không muốn rước bệnh vào người.

Dưới đây là danh sách 8 loại cá nên hạn chế ăn, vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao, cụ thể như:

Cá da trơn: Đứng đầu danh sách các loại cá nên hạn chế ăn là do loại cá này có chứa quá nhiều hóc môn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bởi vì thông thường bản thân cá da trơn có kích thước khá to, thế nên để tăng kích thước của chúng người nuôi đã không ngần ngại cho cá ăn hóc môn. Do đó những con cá da trơn được nuôi tự nhiên sẽ giàu dinh dưỡng và ít nguy hiểm hơn những con cá da trơn có kích thước lớn do trong chăn nuôi cho ăn hóc môn. Do đó nên mua những con cá da trơn có kích thước vừa thì sẽ ăn ngon và an toàn hơn.

Cá thu: Là loại cá quá quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mọi gia đình. Đây là loại cá vô cùng phổ biến ở chợ hay siêu thị, dễ mua, giá cả phải chăng lại dễ chế biến nên được ưa chuộng. Thế nhưng, đằng sau những thớ thịt thơm ngon béo ngậy của cá thu là hàm lượng thủy ngân vô cùng lớn. Cá thu chứa rất nhiều thủy ngân, không thể bài tiết ra ngoài mà lắng đọng trong cơ thể nên gây bệnh về lâu dài. Còn nếu thích ăn loại cá này thì nên chọn mua loại cá thu Đại Tây Dương vì nó được xem là loại cá an toàn nhất, theo đó người lớn có thể ăn 200g/tháng, còn trẻ em là 100g/tháng .

Cá ngừ: Cũng nằm trong danh sách những loại cá nên hạn chế ăn vì bản thân cá ngừ cũng chứ rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây đen. Theo như các chuyên gia sức khỏe thì đối với loại cá này người lớn chỉ nên ăn 100g/tháng còn trẻ em thì không khuyến khích ăn loại cá này.

13ec09ce322203fbe0501b795495764154024906

Cá rô phi: Nên hạn chế ăn cá rô phi là vì loại cá này không chứa nhiều axit béo có lợi thay vào đó lại tập trung nhiều axit béo có hại không khác gì mỡ lợn. Do đó, ăn quá nhiều cá rô phi có thể làm tăng cholesterol khiến cơ thể dễ bị dị ứng. Còn đối với những người bị bệnh tim mạch, viêm khớp và hen suyễn thì tốt nhất không nên ăn quá nhiều loại cá này.

c-ro-phi154025203

Cá chình: Bản thân cá chình rất béo và nó cũng lại dễ hấp thụ rác thải công nghiệp và nông trại từ nguồn nước nên cũng không được xem là loại cá an toàn cho sức khỏe. Cá chình nhập từ Mĩ được cho là chứa nhiều chất độc nhất. Cá chình châu Âu cũng nhiễm khá nhiều thủy ngân. Người lớn có thể ăn 300g cá chình/tháng, trẻ em là 200g/tháng.

Cá đổng quéo: Nghe tên loại cá này có vẻ khá xa lạ thế nhưng loại cá này lại đứng đầu trong danh sách nhiễm thủy ngân. Ăn loại cá này quá nhiều rất dễ gây ngộ độc. Do đó, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng được khuyên không nên ăn cá đổng quéo còn riêng với nam giới thì có thể ăn khoảng 100g/tháng.

Cá tuyết: Ít ai biết rằng loại cá tuyết được bán với gia đắt đỏ trên thị trường lại là loại cá có chứa một lượng thủy ngân lớn, nếu ăn loại cá này lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe. Thế nên, khuyên người lớn chỉ nên ăn 200g/tháng còn trẻ em thì khoảng 100g/tháng.

Cá sáp dầu: Cũng nằm trong danh sách những loại cá nên hạn chế ăn bởi nó chứa gempylotoxin rất nhiều. Đây là một loại độc tố không thể chuyển hóa. Độc tố này không gây hại nhiều, nhưng sẽ gây khó tiêu. Do đó có thể chiên hoặc nướng để làm giảm lượng gempylotoxin trong cá. Những người mắc bệnh đường tiêu hóa thì không nên ăn món này.

Vậy để an toàn khi ăn chọn mua cá chuẩn, cụ thể là chọn cá tươi có vảy sáng và mắt trong, cầm cá lên và quan sát kĩ xem đuôi nó có thường hạ xuống yếu ớt vảy khô và mang xám không, nếu có thì đó là loại cá đã ươn, cá tươi sẽ có mang màu đỏ tươi.

Nếu mua cá sống trong bể hãy quan sát xem nước có sạch hay không, phải đảm bảo là nước trong bể phải sạch mới được. Chọn con cá gần đáy bể tức còn khỏe, thay vì con gần mặt nước.

Nếu câu cá để ăn, hãy quan sát xem nguồn nước có đảm bảo là không chứa thủy ngân và các chất thải bẩn khác.

Khi mua cá hồi, hãy chọn lát cá với những vân màu trắng. Nếu lát cá có màu đỏ hoàn toàn, có thể nó đã bị nhuộm. Cũng đừng chọn miếng cá có đốm trắng trên da, vì nó được bắt vào mùa sinh sản nên ăn thịt cá khá nhạt nhẽo.

(Kiến thức gia đình số 32)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.