| Hotline: 0983.970.780

80% lao động học nghề có việc làm

Thứ Ba 26/03/2013 , 09:56 (GMT+7)

Tỷ lệ lao động học nghề gắn với tự tạo việc làm và tìm được việc làm mới đạt từ 70 - 80%.

Kiểm tra tình hình dạy nghề cho LĐNT tại Quảng Ngãi

Theo ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TB&XH), tại Quảng Ngãi, các họat động của đề án 1956 được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, 13.550 LĐNT đã được hỗ trợ học nghề.

Tỷ lệ lao động học nghề gắn với tự tạo việc làm và tìm được việc làm mới đạt từ 70 - 80%. Nhiều hộ có người học nghề và tự tạo việc làm, tận dụng được thời gian nông nhàn để SX, làm các nghề phi nông nghiệp; một số lao động sau khi học nghề đã huy động sự tham gia của các thành viên cùng làm việc, phát triển SX, tăng thu nhập.

Đặc biệt, địa phương nào huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc thì ở nơi đó đề án được triển khai mạnh và có hiệu quả. Năm 2013, Quảng Ngãi phấn đấu dạy nghề cho 6.500 LĐNT, trong đó hơn 38% là nghề nông nghiệp, 61,5% nghề phi nông nghiệp; đặc biệt sẽ ưu tiên mở các lớp đào tạo nghề của 33 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới. Lồng ghép các chính sách khác và thực hiện chủ trương xã hội hóa để đào tạo nghề cho 10.400 LĐNT. Phấn đấu ít nhất 70% lao động học nghề phi nông nghiệp có việc làm sau đào tạo...

Tuy nhiên, theo ông Độ, việc triển khai đề án còn nhiều bất cập khi một số sở, ngành ở Quảng Ngãi chưa tạo điều kiện giúp người dân sau học nghề có điều kiện phát triển kinh tế bằng kiến thức nghề đã học. Ví dụ như vốn để mở rộng SXKD, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở đào tạo nghề, LĐNT học nghề và DN sử dụng lao động có chuyển biến theo hướng tích cực nhưng chưa đều. Một số LĐNT sau học nghề vẫn chưa tìm được việc làm thích hợp.

Thêm vào đó là năng lực đào tạo nghề của một số cơ sở chưa đáp ứng được chất lượng dạy nghề; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiếu thốn, đội ngũ giáo viên của một số trung tâm dạy nghề chưa đảm bảo.

Tìm hiểu nguyên nhân, Đoàn kiểm tra đề án 1956 của Trung ương nhận thấy chủ yếu là do nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về vai trò của công tác dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực LĐNT chưa đầy đủ. Việc ban hành kế hoạch thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT chậm.

Trong kế hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương chưa xác định chỉ tiêu dạy nghề cho LĐNT, chưa nêu rõ việc dạy nghề gắn với sự chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của địa phương; nhất là thiếu giải pháp cụ thể...

Những thông tin trên dự kiến sẽ được Tổng cục Dạy nghề báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại buổi sơ kết 3 năm thực hiện đề án 1956 tổ chức vào đầu tháng 4 tới.

Xem thêm
Sản xuất tôm giống nước lợ đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi

NINH THUẬN Năm 2023, cả nước có 2.270 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, sản lượng đạt 153 tỷ con, đáp ứng đủ cho nhu cầu thả nuôi của người dân.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.