| Hotline: 0983.970.780

80 tỷ cứu khu bảo tồn Vĩnh Cửu

Thứ Tư 22/06/2011 , 11:54 (GMT+7)

UBND tỉnh Đồng Nai vừa đồng ý đầu tư 80 tỷ đồng mở đường dân sinh vùng bán ngập ven hồ Trị An - Phú Lý với chiều dài 36 km từ xã Mã Đà đến xã Phú Lý...

Một con voi chết ở KBT Vĩnh Cửu

UBND tỉnh Đồng Nai vừa đồng ý đầu tư 80 tỷ đồng mở đường dân sinh vùng bán ngập ven hồ Trị An - Phú Lý với chiều dài 36 km từ xã Mã Đà đến xã Phú Lý nhằm bảo vệ tốt hệ thống động - thực vật quý hiếm ở Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu (gọi tắt là KBT Vĩnh Cửu).

 Khu bảo tồn Vĩnh Cửu rộng trên 100 ngàn hecta, có nhiều động, thực vật phong phú, quý hiếm; trong đó có nhiều loài nằm trong “sách đỏ” được bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm mọi hình thức săn bắn, sử dụng. Tuy nhiên, KBT Vĩnh Cửu lại tiếp giáp nhiều tỉnh cùng với địa hình phức tạp, mạng lưới giao thông phần lớn đều đi xuyên rừng nên rất khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trong khi đó, tuyến đường 761 là đường độc đạo có điểm đầu giao với đường tỉnh 767 đi ngang qua KBT và kết thúc tại trung tâm xã Phú Lý (Vĩnh Cửu). Đây là điều kiện thuận lợi để các đối tượng dễ dàng vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái phép.

Theo ông Trần Văn Mùi, Giám đốc KBT Vĩnh Cửu thì KBT đã lập hồ sơ đề nghị Ủy ban Sinh quyển và con người (MAB) và Tổ chức UNESCO xem xét công nhận KBT Vĩnh Cửu là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Chính vì vậy, bằng mọi cách phải tiến hành những giải pháp khả thi trong việc giữ rừng tốt, hạn chế nguy cơ gây cháy rừng, phá rừng… do tác động từ con người.

Theo Hạt Kiểm lâm huỵện Vĩnh Cửu, chính vì tuyến đường độc đạo nên hàng ngày có hàng trăm phương tiện đi về trên con đường này, trong đó ngoài xe hai bánh còn có xe tải, xe khách. Do đó, Hạt Kiểm lâm đã nhiều lần phát hiện nhiều loại động vật rừng được nguỵ trang trên xe khách, xe chở vật liệu nhằm qua mặt cơ quan quản lý. Bên cạnh đó nhiều xe mô tô cũng lén lút chuyên chở, tẩu tán thú rừng, lâm sản trên những con đường mòn.

 Hiện nay dân cư sinh sống trong rừng và dọc vùng bán ngập hồ Trị An, từ ấp 1 đến ấp 6 xã Mã Đà có hơn 700 hộ dân với trên 4.500 nhân khẩu đang canh tác 812 hecta xoài. Cư dân ở đây có xuất xứ từ nhiều địa phương trên cả nước, bao gồm di dân tự do, dân kinh tế mới. Đây đang là vấn đề nan giải trong công tác quản lý, bảo tồn. Theo ông Mùi, giải pháp mở đường dân sinh vùng bán ngập ven hồ Trị An- Phú Lý thay cho đường 761 hiện hữu, trước mắt sẽ tạo điều kiện cho dân cư trong khu vực thuận tiện đi lại, phát triển kinh tế.

Mục tiêu làm đường dân sinh là bảo vệ rừng, gắn với việc tôn tạo di tích lịch sử, phát triển tối đa hoạt động du lịch sinh thái hồ Trị An. Sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường mới ven hồ sẽ tạo ranh giới rõ ràng giữa lâm phần KBT và các cụm dân cư. Vì thế, tuyến 761 hiện hữu sẽ hạn chế được người vào rừng bất hợp pháp và KBT lúc đó sẽ dành cho phát triển du lịch, phục vụ khách tham quan, nghiên cứu khoa học.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai trước mắt, việc mở đường không có nghĩa không thực hiện đề án di dân ra khỏi KBT. Tuy nhiên, tỉnh cũng giao cho ngành chức năng liên quan, KBT và UBND huyện Vĩnh Cửu tiếp tục nghiên cứu, tính toán hiệu quả của việc chuyển dân ra khỏi rừng. Có thể 5 năm tới sẽ tiến hành di dân từng đợt, nhưng bằng mọi cách, khi người lao động từ trong rừng ra phải được học nghề, có việc làm ổn định, đời sống được nâng cao.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm