| Hotline: 0983.970.780

9 dự án khởi nghiệp nông nghiệp ở ĐBSCL vào vòng chung kết

Thứ Ba 26/09/2017 , 08:02 (GMT+7)

Mới đây, tại tỉnh Đồng Tháp diễn ra cuộc thi bán kết “Dự án Khởi Nghiệp Nông nghiệp” lần 3 năm 2017, do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN (BSA) cùng các đối tác chiến lược tổ chức.

Kết quả có 9/40 dự án thuộc khu vực ĐBSCL được chọn vào vòng chung kết, gồm có: Dự án Ứng dụng vi sinh lên men cám gạo dùng cho nông nghiệp của Võ Nguyễn Công Sơn (Đồng Tháp); Mật ong hương tràm của Trần Thành Long (Đồng Tháp); Dưa cây sen của Nguyễn Thị Cẩm Sương (Đồng Tháp); Chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ ếch của Nguyễn Văn Nữa (Đồng Tháp); Xây dựng nhà truyền thống dân tộc Chăm của Trương Ngọc Thùy An (An Giang); Sản xuất chế phẩm vi sinh từ bột bã mía phục vụ trong nuôi tôm thâm canh của Trần Phúc Hậu (Bến Tre); Nhang sinh học có tác dụng xua muỗi của Lê Duy Hậu (Bến Tre); Mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín của Ngô Minh Tấn (Đồng Tháp); Sản xuất củ ấu tươi tách vỏ của Nguyễn Anh Thy (Đồng Tháp).

17-16-29_sn_phm_v_du_n_khoi_nghiep_xy_nh_lng_nguoi_chm_n_ging_-_nh_hd
Sản phẩm và dự án khởi nghiệp xây nhà làng người Chăm (An Giang)

Đây là những dự án có ý tưởng khởi nghiệp tiêu biểu có tính khả thi ở vùng nông nghiệp nông thôn tại địa phương được Hội đồng giám khảo bình chọn tiếp tục dự thi vòng chung kết.

Cuộc thi “Dự án Khởi Nghiệp Nông nghiệp” lần 3 năm 2017 trong lĩnh vực nông nhiệp với chủ đề Nông nghiệp xanh từ tài nguyên bản địa và nông nghiệp có ứng dụng công nghệ, với 98 dự án tiêu biểu từ 27 tỉnh, thành được chọn trong tổng số 117 dự án đăng ký dự thi. Đa số các dự án khởi nghiệp nông nghiệp tận dụng nguồn tài nguyên bản địa, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, các giải pháp hỗ trợ trong nông nghiệp. Trong đó, nhiều dự án được đánh giá cao, mang tính cộng đồng như Gốm Chăm Handmade - Ninh Thuận; dự án Máy nông nghiệp đa năng Thành Ngân - Bắc Kạn hay dự án Hmong Home - Sơn La…

Riêng khu vực ĐBSCL có 40 dự án từ các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long tham gia. Trong đó tỉnh Kiên Giang mới tham gia lần đầu đăng ký dự thi 12 dự án, 4 ý tưởng và đăng ký dự thi nhiều nhất là tỉnh Đồng Tháp với 26 dự án.

Vòng thi bán kết tiếp tục diễn ra tại khu vực các tỉnh miền Trung, Đông Nam bộ tại TP.HCM vào ngày 30/9 và 1/10; khu vực phía Bắc tại Hà Nội ngày 8/10; sẽ chọn 30 dự án xuất sắc tranh tài vòng chung kết vào ngày 27 - 28/10/2017 tại Hội trường thống nhất TP.HCM.

“Dự án khởi nghiệp Nông nghiệp” là cuộc thi khởi nghiệp đầu tiên tại Việt Nam tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây là cuộc thi được thực hiện trong 3 năm liên tiếp, ngày càng thu hút được sự quan tâm của thanh niên khởi nghiệp, các CLB làng nghề, chính quyền, đoàn thể nhiều địa phương.

17-16-29_sn_phm_tu_du_n_khoi_nghiep_tch_vo_cu_u_-_dong_thp_-_nh_hd
Sản phẩm từ dự án khởi nghiệp tách vỏ củ ấu - Đồng Tháp

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm