| Hotline: 0983.970.780

9 năm, thị xã Sơn Tây và cuộc huy động 1.700 tỷ để làm NTM

Chủ Nhật 15/11/2020 , 08:58 (GMT+7)

Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây Hà Nội với 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường 6 xã, 77 tổ dân phố, 66 thôn với dân số 145.856 người.

Hàng mỹ nghệ của Sơn Tây. Ảnh: NNVN.

Hàng mỹ nghệ của Sơn Tây. Ảnh: NNVN.

Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Sơn Tây được quy hoạch là đô thị văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng; trọng tâm là khu bảo tồn thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm và phát triển mới trung tâm phục vụ du lịch gắn với hồ Xuân Khanh, các dịch vụ đào tạo, y tế và các đô thị mới…

Triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, Ban chỉ đạo Chương trình 02 của thị xã đã xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện cho các xã trên địa bàn thị xã trong đó lựa chọn Sơn Đông làm điểm.

Năm 2014 Sơn Đông đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); năm 2015 có thêm 2 xã Đường Lâm, Thanh Mỹ; năm 2016 thêm Xuân Sơn; năm 2017 thêm Cổ Đông đạt chuẩn nông thôn mới và đến hết năm 2018 Kim Sơn là xã cuối cùng đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành kế hoạch 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới về đích trước 2 năm.

9 năm ấy là cuộc huy động vốn khổng lồ với 1.709 tỷ đồng trong đó ngân sách Thành phố 940 tỷ đồng, ngân sách Thị xã 578 tỷ đồng, ngân sách xã 14,7 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp, HTX119 tỷ đồng, vốn đóng góp từ nhân dân 38,5tỷ đồng… Nhờ đó mà bộ mặt nông thôn của Sơn Tây đã hoàn toàn thay đổi.

Về Giao thông đến nay có 156 dự án về phát triển giao thông nông thôn được thực hiện với 221,53 km đường được cải tạo nâng cấp và xây mới với tổng nguồn lực đầu tư 367 tỷ.

Về xây dựng hệ thống trường học đã triển khai thực hiện đầu tư 25 dự án cải tạo nâng cấp và xây mới hệ thống trường học các cấp với tổng nguồn vốn đã đầu tư là 589 tỷ đồng.

Hiện có 14/18 trường học các cấp trên địa bàn 6 xã có cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 77,8% (tăng 13 trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia so với năm 2010).

4/18 trường còn lại, Thị xã đã có kế hoạch cải tạo, nâng cấp để đạt chuẩn quốc gia trong những năm tới. Toàn ngành GD&ĐT thị xã có 34/45 trường học trực thuộc được công nhận Chuẩn Quốc gia, tỷ lệ 75,5%.

Kẹo đặc sản Đường Lâm. Ảnh: NNVN.

Kẹo đặc sản Đường Lâm. Ảnh: NNVN.

Về Cơ sở vật chất Văn hóa trước thời điểm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới có 6/6 xã không đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá.

Qua hơn 9 năm cơ sở vật chất văn hoá đã được quan tâm đầu tư theo quy hoạch và đạt chuẩn nông thôn mới, từ năm 2010 đến nay đã nâng cấp cải tạo 57/70 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, đạt tỉ lệ 81,4%, xây mới 3 nhà văn hóa trung tâm, thể thao xã với tổng kinh phí 60 tỷ đồng.

Đến nay có 70/70 số thôn có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng cơ bản đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đạt tỉ lệ 100%.

Trong thời đại số không thể không nhắc đến thông tin và truyền thông. Cả 6 xã có điểm phục vụ bưu chính, hệ thống dịch vụ viễn thông trên địa bàn đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại và dịch vụ truy cập internet (tăng 4 điểm bưu điện so với năm 2010).

6/6 xã được đầu tư đồng bộ hệ thống truyền thanh không dây hiện đại, hệ thống loa đến tất cả các thôn, tổ dân phố; 6/6 xã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, hệ thống một cửa điện tử và thực hiện có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và có tỷ lệ hồ sơ giao dịch dịch vụ công trực tuyến đạt 100% (tăng 100% so với năm 2010).

Đến nay, 6 xã đã có hệ thống họp giao ban trực tuyến liên thông tới Thị xã và Thành phố. Về Nhà ở dân cư, phần lớn đều là nhà mái bằng khang trang, sạch đẹp đảm bảo 3 cứng, không còn có nhà tạm, nhà dột nát, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và nghỉ ngơi. Tỷ lệ đạt 100% (tăng 6.225 nhà ở đạt chuẩn so với năm 2010).

Rau sạch của Sơn Tây. Ảnh: NNVN.

Rau sạch của Sơn Tây. Ảnh: NNVN.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 02, Thị ủy, Ban Chỉ đạo Chương trình 02, UBND thị xã đã quyết liệt chỉ đạo thực hiện xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, chỉ đạo đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Đầu tư công và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. UBND thị xã Sơn Tây đã đề ra các giải pháp hành chính kiểm soát chủ trương đầu tư mới, tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn lực thực hiện hoàn thành xây dựng nông thôn mới, ưu tiên các dự án tại các xã về đích xây dựng nông thôn mới, tránh đầu tư dàn trải.

Bên cạnh đó, thị xã Sơn Tây đã đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất và tập trung nguồn lực thanh toán đối với các dự án đầu tư xây dựng, do đó trong 9 năm thực hiện Chương trình 02 nên đến thời điểm này trên địa bàn thị xã không có nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Thái Nguyên có 240 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP

Trong số các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên, có 155 sản phẩm đạt 3 sao, 83 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia.