| Hotline: 0983.970.780

900m đường làm gần 1 năm chưa xong

Thứ Sáu 29/05/2020 , 13:35 (GMT+7)

Cát, đá, vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, tường đoạn bị đào bới nham nhở là thực trạng của tuyến đường dài chưa đầy 1km ở Quảng Nam sau gần 1 năm thi công.

Sau hơn gần 1 năm nhưng tuyến đường Lê Tấn Trung (phường Trường Xuân, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) vẫn chưa có đoạn nào hoàn thiện. Ảnh: Lê Khánh.

Sau hơn gần 1 năm nhưng tuyến đường Lê Tấn Trung (phường Trường Xuân, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) vẫn chưa có đoạn nào hoàn thiện. Ảnh: Lê Khánh.

Cuối năm 2018, TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) phê duyệt chủ trương duy tu, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp mở rộng tuyến đường Lê Tấn Trung (thuộc phường Trường Xuân, TP. Tam Kỳ) có chiều dài hơn 900m với kinh phí hơn 14 tỷ đồng. Dự án do Ban quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng TP. Tam Kỳ làm chủ đầu tư.

Đây là tuyến đường nối từ Quốc lộ 40B lên cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Đến tháng 8/2019, dự án bắt đầu được triển khai thi công và dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào quý I năm 2020.Tuy nhiên, đến thời điểm này đã quá thời gian dự kiến nhưng vẫn chưa có đoạn nào hoàn thiện.

Theo ghi nhận, từ đầu đến cuối tuyến đường được chia ra nhiều đoạn để thi công. Tuy nhiên hầu như điểm thi công nào cũng đang nham nhở, đất đá, cát, vật liệu xây dựng đổ thành từng đống ngổn ngang trên đường.

Những điểm đơn vị thi công đào thành hố những chưa hoàn thành được giăng dây xung quanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân dọc 2 bên tuyến đường.

Vì là tuyến đường nối giữa quốc lộ và cao tốc nên mỗi ngày lượt xe cộ đi lại qua đây rất đông. Bên cạnh đó, hai bên mặt đường có rất nhiều nhà dân nên việc thi công chậm chạp này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt, buôn bán của nhiều người.

Cát, đá, vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang trên đường. Ảnh: Lê Khánh.

Cát, đá, vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang trên đường. Ảnh: Lê Khánh.

Bà Nguyễn Thị Thu (trú Khố phố 1, phường Trường Xuân) cho biết: “Đường làm mãi không xong khiến người dân tại khu vực này ảnh hưởng rất lớn, nhất là những hộ làm ăn, luôn bán dọc tuyến này không thể kinh doanh được vì bụi”.

“Nhà tôi sống ở đây, mỗi lần thi công là bụi bay vào nhà nên phải đóng cửa suốt ngày”. Cũng vì trong công tác đền bù có nhiều bất cập nên nhiều nhà dân chưa cho làm”, bà Thu nói.

Tương tự, bà Trần Thị Hạnh (trú phường Trường Xuân) cho rằng: “Lúc đầu, thấy họ đưa vật liệu, phương tiện vào làm đường chưa kịp mừng thì sau đó họ làm ì ạch. Mùa nắng bụi bay mù mịt, mùa mưa nước đọng thành vũng, mặt đường sình lầy đi lại rất khó khăn. Người dân ở đây đã nhiều lần kiến nghị đến UBND phường Trường Xuân nhưng tình trạng này vẫn kéo dài để lại nỗi lo cho người dân”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trần Trung Hậu, Chủ tịch UBND phường Trường Xuân cho rằng, việc thi công trễ nải này là do bị vướng trong công tác giải phóng mặt bằng nên phường cũng có 1 phần trách nhiệm. Theo đó, Dự án đường Lê Tấn Trung ảnh hưởng trực tiếp đến 84 hộ dân sống hai bên đường.

Đến thời điểm hiện tại đã có 74 hộ nhận đền bù, còn 10 hộ chưa đồng ý mức đền bù. Bên cạnh đó, do các hộ này nằm rải rác nên phải thi công nhảy cóc từng đoạn. Cũng theo ông Hậu, trong số 10 hộ đang vướng mắc này thì được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là yêu cầu vượt quá quy định và nhóm thứ 2 liên quan đến việc tranh chấp đất đai.

“Với nhóm thứ nhất thì do tuyến đường mở rộng có nhiều chỗ để đảm bảo an toàn nên phải nấn tuyến chứ không mở rộng đều ra 2 bên nhưng người dân không hiểu dẫn đến khúc mắc việc đền bù. Phường đã tổ chức tuyên truyền và đã có 1 hộ thống nhất nhận tiền đền bù. Những hộ còn lại tiếp tục vận động.

Nhóm thứ 2 có 3 hộ chưa đồng ý ranh giới lẫn nhau từ trước. Điều này thì phường sẽ đề nghị cấp trên, kể cả tòa án sớm xét xử để phân rõ ranh giới. Lúc đó, theo phán quyết của tòa, đất của ai sẽ đền bù cho người đó”, ông Hậu nói.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư và Xây dựng TP. Tam Kỳ cho biết, trước đây tuyến đường này có bề rộng mặt đường là 5m và đã xuống cấp. Sau khi mở rộng thì sẽ mở rộng mặt đường ra 7,5m và 2 bên lề mỗi bên 2m. Lúc có chủ trương đầu tư dự án thì người dân rất ủng hộ nhưng đến khi thi công thì lại vướng mặt bằng và đền bù.

“Nguyên nhân khiến tuyến đường thi công chậm là do còn 10 hộ dân chưa chấp nhận phương án đền bù, cùng với đó, tuyến đường lại thi công trong thời điểm dịch Covid-19. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để thống nhất phương án, đảm bảo mặt bằng sạch để thi công. Dự kiến đến quý III năm 2020 sẽ hoàn thành”, ông Tuấn nói.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm