| Hotline: 0983.970.780

93 đập lớn có hiện tượng thấm

Thứ Năm 06/07/2017 , 09:20 (GMT+7)

Báo NNVN vừa đăng tải loạt bài “Chẩn bệnh” hồ đập trước mùa mưa bão”, phản ánh hàng loạt hồ, đập có hiện tượng xuống cấp, nguy cơ mất an toàn cao...

Ông Đồng Văn Tự - Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thuỷ lợi và an toàn hồ đập (Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ NN-PTNT) đã trao đổi về vấn đề này.

15-22-03_dsc_0079
Ông Đồng Văn Tự

Ông có thể cho biết thực trạng mất an toàn tại hồ, đập tại tại Việt Nam hiện nay?

Hiện có 702 hồ chứa lớn (dung tích từ 3 triệu m3 hoặc chiều cao thân đập từ 15m trở lên). Có 70 đập xuất hiện tình trạng thấm nhẹ, 23 đập thấm nặng; có 61 đập biến dạng mái đập mức độ nhẹ, mức nặng 21 đập.

Các đập cần lưu ý về tình trạng mất an toàn gồm: Khe Chinh, Rong Đen, Tặng An (Yên Bái), Khe Chão (Bắc Giang), Đồi Tương, Ba Khe, Khe Sân (Nghệ An), Thanh Niên (Quảng Trị), Cây Khế, Đập Làng (Quảng Ngãi), Kim Sơn, Giao Hội, Hội Khánh, Hố Trạnh, Thạch Bàn (Bình Định), Tân Rai, Đạ Tẻ, Đạ Tô Tôn (Lâm Đồng).

Ngoài ra, các hồ chứa nhỏ là các hồ có dung tích < 3 triệu m3 hoặc chiều cao đập < 15m chiếm phần lớn số lượng hồ, tổng số có 5.946 hồ (chiếm 89,4%). Hiện có 507 đập bị thấm, trong đó 450 đập thấm nhẹ, 57 đập thấm nặng; biến dạng mái đập có 443 đập biến dạng mức độ nhẹ và 170 đập mức nặng.

Vậy công tác quan trắc, cập nhật dữ liệu hiện trạng công trình được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Hầu hết các hồ chứa thủy lợi lớn đã được lắp đặt thiết bị quan trắc lún, thấm. Tuy nhiên, các thiết bị lắp đặt là dạng đơn giản chủ yếu là các thiết bị quan trắc công trình và đang hoạt động bình thường.

Điều đáng lo ngại là hầu hết các hồ chứa nhỏ chưa được lắp đặt các thiết bị quan trắc. Việc quan trắc hiện nay khá thủ công.

Các hồ chứa nhỏ được xây dựng từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, trong thời kỳ đất nước còn nhiều khó khăn, trình độ kỹ thuật còn thấp, các nhu cầu dùng nước chưa cao, các nguồn vốn đầu tư thủy lợi còn eo hẹp, năng lực khảo sát thiết kế thi công, quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập nên công trình không tránh khỏi các nhược điểm như: chưa đồng bộ, chất lượng thấp, thiếu mỹ quan, mức bảo đảm an toàn thấp.

Trải qua thời gian dài khai thác, hầu hết các công trình hư hỏng, xuống cấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Đã có những tiêu chí cụ thể để đánh giá mức độ an toàn hồ, đập trong điều kiện địa hình, thời tiết ở Việt Nam chưa, thưa ông?

Các công trình hồ chứa xây dựng và sửa chữa, nâng cấp sau năm 2000 được tính toán thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 285:2002 nay được chuyển đổi thành Quy chuẩn QCVN 04-05:2012/BNNPTNT, mức bảo đảm an toàn tương đối cao, các hồ chứa lớn cơ bản đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Theo kết quả rà soát Chương trình bảo đảm ban toàn hồ chứa nước, hiện cả nước có 1.150 trong tổng số 6.648 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp cần sửa chữa trong giai đoạn 2016 - 2022.

Hiện các hồ chứa hư hỏng nhẹ và các hồ chưa được nâng cấp theo tiêu chuẩn chống lũ mới đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi có mưa lũ lớn vượt tần suất. Các hồ chứa hư hỏng nặng là các hồ xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao, cần có phương án tích nước hạn chế, thường xuyên được kiểm tra giám sát phát hiện những nguy cơ sự cố vỡ đập để triển khai ngay phương án bảo vệ.

Có ý kiến cho rằng, Việt Nam chưa quan tâm nghiên cứu về rủi ro khi xảy ra sự cố hồ, đập ảnh hưởng tới vùng hạ du, ông nghĩ sao về ý kiến này?

Hiện xu hướng đánh giá mức độ rủi ro theo hướng tiếp cận bảo đảm an toàn cho hạ du đã được nghiên cứu nhiều hơn. Trong đó, có cả việc đánh giá mức độ ảnh hưởng vùng hạ du hồ chứa theo số hộ dân sinh sống, các công trình an ninh, các khu kinh tế, công trình cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng nếu công trình xảy ra sự cố vỡ đập.

Ngoài việc nâng cấp xây dựng bảo đảm an toàn cho các hạng mục công trình đầu mối, việc quản lý vận hành tuân thủ nghiêm túc quy trình vận hành đã được phê duyệt cũng rất quan trọng bảo đảm an toàn cho vùng hạ du hồ chứa, nhất là đối với các hồ chứa lớn vận hành điều tiết bằng cửa van.

Vậy kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn hồ, đập sắp tới ra sao?

Các hồ chứa lớn trên 10 triệu m3 đã cơ bản được sửa chữa, nâng cấp. Số lượng hồ chứa lớn từ 3– 10 triệu m3 phải sửa chữa không nhiều (khoảng 30 hồ). Tuy nhiên, với diễn biến thời tiết bất thường và cực đoan như hiện nay, cần phải đánh giá lại các hồ chứa lớn, đặc biệt là năng lực xả lũ.

Còn các hồ chứa nhỏ có dung tích < 3 triệu m3 hoặc chiều cao thân đập < 15m, số lượng công trình cần phải sửa chữa, nâng cấp là 1.150 hồ đập. Hiện dự án WB8 sửa chữa và nâng cao an toàn đập, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) mới chỉ phê duyệt 450 hồ đập (có dung tích từ 200.000 đến 3 triệu m3).

Còn lại, các địa phương phải phân bổ kinh phí từ nguồn ngân sách để đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập có dung tích trữ từ 200.000 m3 trở xuống.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm