| Hotline: 0983.970.780

ADB hỗ trợ Bình Phước làm giao thông

Thứ Ba 26/08/2014 , 09:45 (GMT+7)

Đoàn công tác của Bộ KH-ĐT, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước và khảo sát dự án giao thông thuộc dự án hỗ trợ khu vực biên giới trong tam giác phát triển (Campuchia - Lào - Việt Nam).

Theo báo cáo của Sở KH-ĐT, Bình Phước không có cảng hàng không, không có cảng đường thủy. Việc đi lại chỉ có duy nhất đường bộ được kết nối với toàn bộ khu vực bằng các tuyến đường quốc lộ 13, 14 và hệ thống tỉnh lộ.

Tuy nhiên, hiện trạng các tuyến quốc lộ 13, 14 và hệ thống tỉnh lộ kết nối các huyện vùng sâu vùng xa với các trung tâm của tỉnh xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc hỗ trợ SX cũng như việc trao đổi hàng hóa, thúc đẩy thương mại, kinh tế trong khu vực, đặc biệt là khu vực biên giới Campuchia.

Do vậy, việc đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống các tuyến đường này hết sức quan trọng, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ trong khu vực các huyện biên giới và các tỉnh của Campuchia.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 3 tiểu dự án cần được hỗ trợ thực hiện để kết nối khu vực tam giác Campuchia - Lào - Việt Nam, gồm: Tiểu dự án nâng cấp, mở rộng đường Minh Lập (huyện Chơn Thành) - Lộc Hiệp (huyện Lộc Ninh, thuộc tỉnh lộ 756) có chiều dài 50,3 km, tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng; tiểu dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (đoạn từ ngã ba Lộc Tấn – cửa khẩu quốc tế Hoa Lư) chiều dài 15 km, tổng vốn đầu tư 410 tỷ đồng và tiểu dự án nâng cấp, mở rộng đường Lộc Tấn - Bù Đốp (tỉnh lộ 759b) đoạn từ trung tâm hành chính huyện Bù Đốp đến cửa khẩu Hoàng Diệu, chiều dài 16,4 km với tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng.

Ông Anto - Trưởng đoàn công tác của ADB, cho biết ADB sẽ hỗ trợ 100 triệu USD không hoàn lại cho 5 tỉnh gồm: Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum để đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông. Đến năm 2016, dự án sẽ được triển khai thực hiện; riêng trong năm 2015, ADB sẽ chi 900.000 USD cho 5 tỉnh này để hỗ trợ về xây dựng kỹ thuật, kế hoạch chi tiết của dự án.

Song song về hỗ trợ xây dựng đường giao thông, dự án còn tập trung nâng cao năng lực thể chế, phát triển vùng đồng bào dân tộc và cộng đồng nghèo của 5 tỉnh này. “Tuy nhiên, trước khi dự án đi vào hoạt động, Bình Phước cần thông tin rõ về tỷ lệ hộ nghèo, tiềm năng du lịch, y tế, môi trường…”, ông Anto nói.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Lợi cho biết đời sống của người dân trong tỉnh hiện gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 7,1%. Do đó, tỉnh mong muốn ADB tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí giúp tỉnh xây dựng đường giao thông và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở vùng nông thôn.

Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Lợi cho biết thêm UBND tỉnh sẽ giao Sở KH-ĐT làm đầu mối liên hệ với Bộ KH-ĐT, ADB; đồng thời cam kết thực hiện đúng quy trình dự án mà Bộ và ADB đã yêu cầu.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm