| Hotline: 0983.970.780

Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái: Niềm tin của mọi khách hàng

Thứ Hai 25/01/2021 , 17:42 (GMT+7)

Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái luôn đổi mới phong cách hoạt động, đáp ứng nhu cầu vốn trở thành niềm tin của mọi khách hàng.

Trụ sở Agribank tỉnh Yên Bái Ảnh: Thái Sinh.

Trụ sở Agribank tỉnh Yên Bái Ảnh: Thái Sinh.

Có thể nói Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái là ngân hàng lâu đời nhất tỉnh Yên Bái hiện nay, hoạt động trên địa bàn các huyện có nhiều khó khăn: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trấn Yên và một phần TP. Yên Bái.

Năm 2020 là năm nền kinh tế quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới các hoạt động của ngân hàng thương mại, Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái không là ngoại lệ. Đó là thách thức để Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái vượt lên khó khăn, vượt lên chính mình.

Huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu cho sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng, năm 2020 Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã huy động được 4.886,2 tỷ vốn nội tệ và ngoại tệ, tăng 557 tỷ, đạt 148,5 %, trong đó tiền do người dân gửi 4.446,5 tỷ, tăng 526,8 tỷ.

Có 96.394 khách hàng gửi tiền, tăng 18.545 khách hàng, tăng 23,8 % so với năm 2019. Điều đó khẳng định niềm tin tưởng của khách hàng đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái, khi họ đã mang tài sản và vốn liếng ký thác vào ngân hàng.

Khách hàng tới giao dịch tại phòng giao dịch hội sở. Ảnh: Thái Sinh.

Khách hàng tới giao dịch tại phòng giao dịch hội sở. Ảnh: Thái Sinh.

Do huy động vốn có hiệu quả, nên Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng khách hàng, trong đó có một phần không nhỏ là nông dân và khu vực nông thôn để phát triển sản xuất và xây dựng NTM.

Năm 2020 Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái có 21.851 khách hàng vay vốn, trong đó 68 doanh nghiệp và 21.783 khách hàng cá nhân, với tổng dư nợ 6.479,4 tỷ, tăng 423,9 tỷ.

Dư nợ tăng đột biến là do Chi nhánh đã biết dựa vào các tổ chức xã hội: Hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh…với 5.154 hội viên tham gia vay vốn, chỉ tính Hội Nông dân có 27 tổ, 475 hội viên vay 38,9 tỷ, các hội khác 282 tổ, 4.679 hội viên, dư nợ 460,3 tỷ.

Việc cho vay vốn qua các tổ chức xã hội đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hội đoàn thể, gắn kết các hội viên, tình làng nghĩa xóm ngày càng bền chặt trong việc xây dựng NTM.

Bà Đỗ Thị Dung, thôn Thắng Lợi, xã Y Can, huyện Trấn Yên thành thật: Gia đình tôi vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp đã mấy năm nay để nuôi con đi đại học, vừa rồi gia đình tôi lại vay một món nữa để mua trâu, sửa lại nhà cửa. Việc vay ngân hàng không quá khó khăn, khi nào hoàn chỉnh hồ sơ vay là ngân hàng giải ngân. Hiện gia đình còn dư nợ gần trăm triệu, đó là một số tiền không nhỏ đối với nông dân chúng tôi, nhưng nếu không có ngân hàng thì chúng tôi không thể vượt qua được khó khăn…

Đối tượng nông dân vay vốn để đầu tư vào sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp ngày một nhiều. Mỗi khu vực vay vốn cho sản xuất khác nhau, các đối tượng vay vốn ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu chủ yếu vay mua trâu, bò phát triển chăn nuôi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai huyện này vay vốn thu mua và chế biên nông sản để tạo ra động lực để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn vay vốn phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp TX. Nghĩa Lộ đã cùng một số anh em trong cơ quan vay 200 triệu của ngân hàng xây dựng nhà lưới cho việc sản xuất cà chua ghép cung cấp cho bà con nông dân trên cánh đồng Mường Lò.

Nông dân trồng cam huyện Văn Chấn phần lớn vay vốn để mua phân bón, vật tư nông nghiệp chăm sóc cam, quýt. Nông dân khu vực Cát Thịnh, thị trấn Nông trường Trần Phú thì vay vốn để nuôi ba ba sinh sản và ba ba thương phẩm. Còn các xã Gia Hội, Tú Lệ, Nậm Búng thì vay vốn để mua trâu bò, làm chuồng trại…

Nông dân TX. Nghĩa Lộ vay vốn phát triển thương mại, nhiều hộ vay vốn làm du lịch, nông dân xã Kiên Thành, Hưng Khánh huyện Trấn Yên vay vốn trồng rừng, trồng măng tre Bát Độ. Nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo, thu nhập mỗi năm từ vài trăm đến vài tỷ đồng.

Như vậy, có thể nói Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã góp phần không nhỏ xây dựng nên các vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của Yên Bái một cách bền vững.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng vay vốn trồng cà chua ghép công nghệ cao. Ảnh: Thái Sinh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng vay vốn trồng cà chua ghép công nghệ cao. Ảnh: Thái Sinh.

Năm 2020 là năm Việt Nam ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều ngành kinh tế sa sút, Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ 440 khách hàng gặp khó khăn với tổng dư nợ được hỗ trợ trên 2.618 tỷ, chiếm trên 40,4% tổng dư nợ cho vay. Miễn giảm lãi, hạ lãi suất cho vay mới với lãi suất ưu đãi 407 khách hàng, dư nợ 1.931 tỷ, số lãi miễn giảm 8,1 tỷ.

Ngoài ra còn thực hiện 6 lần giảm phí dịch vụ thanh toán và khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt. Chính điều đó đã giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đứng vững trên thị trường hồi phục sản xuất, kinh doanh.

Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái đứng chân địa bàn nông thôn, miền núi nhiều nơi còn rất nhiều khó khăn, không chỉ lo kinh doanh mà còn quan tâm tới công tác an sinh xã hội: “Uống nước nhớ nguồn”, “Lá lành đùm lá rách”…

Năm 2020 Chi nhánh đã vận động đoàn viên Công đoàn, cán bộ nhân viên và người lao động đóng góp 7 ngày lương cùng kinh phí chuyên môn được 7,917 tỷ để giúp các địa phương xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ đồng bào gặp thiên tai…

Ông Nguyễn Hữu Hồng - Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái: Trong năm qua lãi suất huy động liên tục giảm, nhưng nguồn vốn huy động không ngừng tăng, cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng tích cực, tiền gửi ngày càng ổn định, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn để Chi nhánh chủ động cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.

Năm 2020 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, bằng những việc làm cụ thể của mình Chi nhánh đã xây dựng được niềm tin vững chắc đối với mọi đối tượng khách hàng…

    Tags:
Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất