| Hotline: 0983.970.780

Agribank Phù Yên đưa vốn tín dụng về với nông dân

Thứ Hai 10/07/2017 , 08:22 (GMT+7)

Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, những năm qua, Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) Chi nhánh huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp đưa đồng vốn tín dụng về với vùng nông thôn.

16-56-10_mo_hinh_bo_ngu_bch
Mô hình chăn nuôi bò lai và ngựa bạch của gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn ở bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi

Đến điểm giao dịch của Agribank Phù Yên cụm xã Mường Cơi vào ngày cố định 17 hàng tháng, dù không phải là tháng cuối quý nhưng khá đông bà con các xã Mường Cơi, Mường Thải, Tân Lang, Mường Do đến giao dịch với ngân hàng. Điểm giao dịch này được mở từ tháng 11/2016, có cán bộ tín dụng phụ trách, giao dịch theo lịch trong tháng gồm các hoạt động giải ngân, thu nợ, thu lãi và triển khai các dịch vụ của Agribank. Đây cũng là dịp để cán bộ tín dụng tuyên truyền về cơ chế, chính sách cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, triển khai các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.

Từ bản Lằn xã Mường Do, anh Hà Văn Chi đã có mặt tại điểm giao dịch từ rất sớm để làm thủ tục vay 50 triệu đồng của Agribank Phù Yên đầu tư chăn nuôi trâu bò. Anh Chi cho biết, thủ tục, hồ sơ được cán bộ tín dụng làm nhanh gọn, giải ngân không phải chờ đợi lâu như giao dịch dưới huyện do ít người. Hơn nữa, quãng đường đi lại gần hơn, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm được chi phí.

Với vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Agribank Phù Yên đã làm tốt vai trò cung ứng vốn và dịch vụ ngân hàng, tạo nền tảng trong phát triển KT-XH địa phương. Từ nguồn vốn vay của ngân hàng cùng với kết cấu hạ tầng và các công trình dân sinh được đầu tư thì những mô hình có thu nhập từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm xuất hiện ngày càng nhiều tại các xã, bản vùng sâu, vùng xa của huyện nghèo Phù Yên.

Mường Cơi là xã có tiềm năng về phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả có múi, dịch vụ cung ứng giống cây trồng, phân bón, thu mua nông sản... rất cần nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển. Mấy năm gần đây, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn vay vốn của Agribank Phù Yên đầu tư chăn nuôi lợn, trâu, bò, ngựa, ong... Hiện nay, dư nợ của Agribank Phù Yên tại địa bàn xã trên 40 tỷ đồng. Việc quản lý vốn vay chủ yếu thông qua các tổ trưởng tổ vay vốn nên bà con sử dụng vốn vay hiệu quả, không có nợ qúa hạn và nợ xấu.

 Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn bản Nghĩa Hưng đã mạnh dạn vay vốn nuôi bò và ngựa bạch sinh sản. Cách đây 4 năm ông Tuấn vay 150 triệu mua 3 con ngựa bạch thuần chủng, sau 4 năm gia đình ông Tuấn đã trở hết nợ ngân hàng và tiếp tục vay thêm 300 triệu nuôi bò. Để có thức ăn xanh quanh năm cho đàn gia súc, ông Tuấn chuyển diện tích ngô kém hiệu qủa sang trồng hơn 1ha cỏ voi. Mùa đông ông cắt cỏ ủ men vi sinh làm thức ăn dự trữ. Gia đình ông Tuấn hiện có 7 con ngựa bạch, 13 con bò lai sind.

 Bản Cơi của xã Mường Cơi hiện có nhiều hộ năng động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, muốn vay vốn của ngân hàng đầu tư chăn nuôi bò, lợn nái, lợn thịt với quy mô lớn, khép kín. “Hiện nay, cả bản có 56 hộ vay vốn của Agribank Phù Yên. Các hộ vay vốn phát triển kinh tế sử dụng nguồn vốn hiệu quả, kinh tế khá giả hơn trước đây làm ngô, làm lúa, nhiều hộ có của ăn, của để, tỷ lệ hộ nghèo của bản còn 6%, trước kia là 12%”, ông Hà Văn Viễn, trưởng bản Cơi, tổ trưởng tổ vay vốn cho biết như vậy.

Đến hết tháng 6/2017, Agribank Phù Yên có tổng dự nợ trên 810 tỷ đồng, tăng 160 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dư nợ phục vụ nông nông nghiệp, nông thôn và nông dân chiếm 100%. Riêng dư nợ hộ gia đình, cá nhân 442 tỷ đồng, chiếm trên 86% tổng dư nợ với 4.711 khách hàng còn dư nợ. Thông qua 101 tổ vay vốn và tổ liên kết, 6 tháng đầu năm nay Agribank Phù Yên đã cho 2.723 khách hàng vay 214 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng so với ngày 31/12/2016.

Ông Trần Văn Khánh, Giám đốc Agibank Phù Yên: “Qua việc cho vay qua tổ, có thuận lợi là mở rộng được địa bàn cho vay, đồng thời nâng số khách hàng vay vốn lên, bởi địa bàn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa đi lại rất khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng. Cho vay qua tổ đã quy tụ được tất cả các hộ có nhu cầu vay vốn ở tất cả các xã vùng sâu, vùng xa. Sau khi thành lập các tổ, Agribank Phù Yên đã giải ngân vốn qua tổ kịp thời cho bà con; đồng thời xây dựng các mô hình kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn”.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm