| Hotline: 0983.970.780

Ai bảo kê máy gặt ở thị trấn Lâm Thao khiến nông dân phẫn nộ?

Thứ Sáu 05/10/2018 , 08:28 (GMT+7)

Cứ đến vụ thu hoạch lúa, bà Đỗ Thị Yên ở xã Hợp Hải, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ lại mang máy gặt của mình đến thị trấn Lâm Thao để thu hoạch lúa cho bà con. Thế nhưng...

15-23-57_my-gt1
Vì thời vụ thu hoạch gấp rút, các chủ máy gặt phải tranh giành trên những cánh đồng

Thế nhưng suốt 2 ngày trôi qua, chiếc máy phải nằm trên bờ vì lãnh đạo thị trấn cùng lực lượng công an, cấm cản.

Bà Yên đã nói đủ lý lẽ nhưng bất lực, còn người dân thì bất bình không hiểu vì sao năm nay UBND thị trấn lại chọn chủ máy gặt thay họ.

“Họ cứ hùng hổ dùng 4 máy gặt khác khóa máy gặt tôi lại, tôi đưa máy lên bờ họ lao xe máy cùng lực lượng công an ra chặn đường”, bà Yên bức xúc.

Được biết năm 2016 bà Đỗ Thị Yên được các cán bộ của phòng Nông nghiệp huyện Lâm Thao đến tận nhà động viên mua máy gặt theo Quyết định 68 của Chính phủ. Để mua được chiếc máy gặt này bà đã phải cầm cố 2 sổ đỏ của gia đình cho ngân hàng.

Có mặt tại cánh đồng thị trấn Lâm Thao, nhiều người dân địa phương bức xúc cho biết, bình thường mọi năm chúng tôi vẫn gặt nhà chị Yên bên xã Hợp Hải, năm nay tự nhiên xã lại chỉ đạo là thuê các chủ máy lạ và không cho máy của chị Yên xuống đồng. Giá của các chủ máy này đắt gấp đôi thậm chí gấp ba lần so với mọi năm.

15-23-57_my-gt2
Mâu thuẫn nảy lửa khi chính quyền xã không cho chủ máy gặt ở địa phương đưa máy xuống đồng

Một trong 7 chủ máy gặt ký hợp đồng với UBND thị trấn là anh Trần Văn Đoàn quê ở Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cho biết: “Đến bất cứ đâu chúng tôi cũng vào xin phép UBND địa phương để họ bảo lãnh, ở thị trấn Lâm Thao họ yêu cầu chúng tôi ký hợp đồng và nộp cho họ 5 triệu làm tin”.

Đại diện của UBND huyện Lâm Thao cho biết, huyện đã nắm được tình hình và đang điều tra làm rõ. Việc thị trấn ký hợp đồng gặt hái với 7 chủ máy huyện không hề chỉ đạo, còn người nhận tiền để bảo lãnh cho máy gặt không phải là cán bộ của UBND thị trấn hay UBND huyện.

15-23-57_my-gt3
Tình trạng bảo kê máy gặt gây nhức nhối làng quê vào mỗi mùa lúa chín

Chỉ mất chưa đến 5 phút đồng hồ, một chủ máy gặt có thể gặt xong hơn 1 sào Bắc bộ. Nếu tính với giá 140.000 đồng/sào, trừ mọi chi phí chủ máy gặt lãi khoảng 130 nghìn đồng. Các chủ máy gặt chia sẻ, mỗi ngày 1 chiếc máy gặt có thể kiếm gần 20 triệu đồng. Nhưng do thời vụ thu hoạch ngắn, không có mối quan hệ tốt, có thể 1 chiếc máy gặt 500 đến 600 triệu bỏ ra không đủ trả lãi suất cho suốt 1 năm dài chờ đợi, từ đó xuất hiện tình trạng bảo kê máy gặt.

Một chủ máy gặt cho biết: “Sắm chiếc máy gặt đã khó, nhưng kiếm được địa bàn để làm ăn lại là một điều khó hơn. Nếu địa phương nào cho phép mang máy gặt vào, và họ bảo lãnh cho mình an toàn, 5 triệu chứ 10 triệu mình cũng bỏ, gặt xong hết cánh đồng kiếm cả trăm triệu rồi, cũng không ai đòi lại số tiền đó làm gì?”.

Đến lúc này chưa thể khẳng định việc công an thị trấn Lâm Thao có bảo kê cho máy gặt hay không? Nhưng rõ ràng sự việc cấm cản bà Đỗ Thị Yên, một chủ máy gặt địa phương làm ăn lương thiện đã khiến không ít người bức xúc. 

15-23-57_my-gt4
Người nông dân này chỉ thu được 25kg thóc, nhưng phải trả 100.000 tiền thuê máy gặt

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.