| Hotline: 0983.970.780

Ai bảo vệ lao động ở ngoài nước?

Thứ Năm 17/05/2012 , 10:16 (GMT+7)

Ông Trần Văn Tư, Trưởng phòng Cơ chế chính sách, Ban Chính sách-pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động VN thừa nhận, Công đoàn vẫn chưa bảo vệ được quyền lợi người lao động VN ở nước ngoài.

Trao đổi với NNVN, ông Trần Văn Tư, Trưởng phòng Cơ chế chính sách, Ban Chính sách-pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động VN thừa nhận, Công đoàn (CĐ) vẫn chưa bảo vệ được quyền lợi người lao động (NLĐ) VN ở nước ngoài.

Việc đưa NLĐ sang làm việc ở nước ngoài được giao cho DN dịch vụ hoặc đơn vị sự nghiệp Nhà nước sau khi Bộ LĐ-TB&XH cấp giấy phép. Quyền, lợi ích của NLĐ được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của cả 3 loại hợp đồng là: Hợp đồng cung ứng lao động (hoặc hợp đồng thầu khoán công trình ở nước ngoài), hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và hợp đồng giao kết giữa người sử dụng lao động với NLĐ.


NLĐ rất cần có “bà đỡ” là Công đoàn

Tuy nhiên, theo ông Tư, việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ làm việc theo hợp đồng thuộc trách nhiệm của DN dịch vụ XKLĐ, cơ quan ngoại giao của VN ở nước tiếp nhận và Ban quản lý lao động (Cục Quản lý Lao động ngoài nước). Do đó, đến thời điểm này, CĐ chưa có điều kiện trực tiếp bảo vệ quyền lợi của NLĐ làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài.

Theo thống kê, VN có gần 500.000 lao động và chuyên gia  đang làm việc tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. NLĐ gửi tiền về nước cho người thân bình quân khoảng từ 1,6-2 tỷ USD/năm, đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo và có vốn SX-KD.

NLĐ đang bộc lộ những hạn chế khiến quyền lợi chính đáng của họ bị xâm phạm. Cụ thể NLĐ muốn tham gia tuyển dụng đi làm việc ở ngoài nước chỉ biết thông tin mập mờ qua môi giới không chính thức hay còn gọi là “cò XKLĐ”. Vì vậy, để được đi làm việc ở nước ngoài, NLĐ phải chi một khoản tiền không nhỏ cho “cò”. Bên cạnh đó, mức lương thỏa thuận của NLĐ do DN dịch vụ ký với bên môi giới nước ngoài thường thấp hơn mức tiền lương ở thị trường nước tiếp nhận.

Ông Vũ Đình Toàn, nguyên Phó cục trưởng Cục QLLĐNN cho hay, nhiều DN đã phớt lờ tất cả quy định của pháp luật để bán giấy phép, khoán trắng cho chi nhánh, trung tâm tuyển dụng lao động để lấy lợi nhuận. Vì vậy, DN không thể biết được có bao nhiêu NLĐ đi theo giấy phép. Khi có vấn đề, DN ngã ngửa bởi NLĐ chìa ra bản hợp đồng có đóng dấu của chính Cty mình.
Nguyên nhân bởi phần lớn chủ sử dụng lao động lợi dụng sự kém hiểu biết pháp luật của NLĐ VN để bớt xén các khoản chi cho NLĐ. Vì vậy một bộ phận không nhỏ NLĐ bỏ trốn sang nước ngoài tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn, dẫn đến vi phạm pháp luật nước bạn.

"Chúng ta đang thiếu cơ chế bảo vệ NLĐ khi quyền, lợi ích của họ bị chủ sử dụng lao động nước sở tại xâm hại. Và CĐ chưa có cơ sở pháp luật và điều kiện tổ chức triển khai những hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích cho họ".

Cũng theo ông Tư, thời gian tới sẽ đề nghị cấp trên cho phục hồi cơ chế cử đại diện CĐ đến nước có số lượng lao động VN đang làm việc từ 50.000 người trở lên. Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật hiện hành, cụ thể Luật NLĐ VN làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có quy định quyền và trách nhiệm của CĐ giám sát, kiểm tra...

Ngoài ra CĐ sẽ tiếp tục phối hợp với Hiệp hội XKLĐ VN theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ chức, DN đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài về việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với NLĐ. CĐ là cầu nối tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khiếu nại của NLĐ làm việc ở nước ngoài; đặc biệt tham gia giới thiệu giải quyết việc làm cho NLĐ khi về nước.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất