| Hotline: 0983.970.780

Ai Cập: Phát hiện thêm tượng đầu người mình sư tử bằng đá cẩm thạch, tuyệt đẹp,

Chủ Nhật 30/09/2018 , 14:10 (GMT+7)

Tổng giám đốc của bảo tàng cổ vật Aswan, ông Abdel Moneim Saeed, nói rằng họ sẽ tiếp tục nghiên cứu bức tượng nhân sư mới được phát hiện.

Theo Tiến sĩ Mostafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao của Ai Cập bức tượng có thể có từ thời Ptolemy, khoảng từ năm 305 TCN đến năm 30 TCN. CNN ngày 29/9 cho hay.

Bức tượng nhân sư được phát hiện tại đền Kom Ombo

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện một bức tượng nhân sư tuyệt đẹp tại một ngôi đền cổ ở miền nam Ai Cập. Bức tượng bằng đá sa thạch được phát hiện trong một dự án nhằm thông thoát nước ngầm tại đền Kom Ombo ở Aswan. 

Trong một bài đăng trên Facebook, Waziri giải thích rằng bức tượng được tìm thấy ở phía đông nam của ngôi đền, ở cùng nơi mà hai bức phù điêu bằng đá sa thạch của Vua Ptolemy V mới được phát hiện cách đây hai tháng. Tượng nhân sư có thân sư tử và đầu người, thường được điêu khắc theo hình dáng một vị vua và thường được đặt ở lối vào các ngôi đền cổ Ai Cập như thể đang canh gác nơi linh thiêng này. Bức tượng này là cổ vật hấp dẫn mới nhất được phát hiện ở Ai Cập. Trước đó họ cũng phát hiện một tượng nhân sư khác khi đang làm đường ở thành phố Luxor, 112 dặm về phía bắc Aswan.

Rõ ràng Đại nhân sư ở kim tự tháp Giza, ngoại ô Cairo là bức tượng nổi tiếng nhất nhưng vẫn tồn tại một số bức tượng nhân sư nhỏ hơn ở Luxor. Trong một dự án khác, các nhà khảo cổ gần đây đã giải mã được bí mật của một quan tài huyền bí bằng granit đen, tương truyền là đã 'bị nguyền rủa'. Chiếc quan tài khổng lồ được khai quật ở thành phố Alexandria. Bên trong có chứa ba bộ xương và những tấm vải liệm vàng. Ngôi mộ cũng có từ thời Ptolemy.

Các chuyên gia cũng đã tìm thấy miếng pho mát rắn lâu đời nhất trong ngôi mộ của Ptahmes, người đứng đầu thành phố cổ Memphis. Một xác ướp được chôn cất ở miền nam Ai Cập cách đây hơn 5.000 năm cũng đã được giải mã và tiết lộ những bí mật của nó, làm sáng tỏ những thủ thuật ướp xác thời tiền sử. Trong một dự án khác, các chuyên gia đã khai được quật một đồng tiền vàng 2.200 tuổi có chân dung Vua Ptolemy III, tổ tiên của nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng.

Ảnh chụp bức tượng có thân sư tử và đầu người mới được phát hiện trong Đền Kom Ombo ở Aswan, Ai Cập

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm