| Hotline: 0983.970.780

Ai cho phép trồng cao su, cây ăn trái trên đất rừng tự nhiên?

Thứ Hai 03/04/2017 , 09:10 (GMT+7)

Gần 100ha cao su xen lẫn cây cam, quýt “mọc” trên đất rừng tự nhiên ở Tiểu khu 279 nằm trên địa bàn thôn 3, xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã gây bức xúc dư luận suốt thời gian dài.

Phớt lờ chủ trương của tỉnh

Khu vực trồng cao su và cây ăn trái nói trên nằm trong “Đề án cải tạo rừng nghèo kiệt” vào năm 2009, đó là khu vực rừng khộp được UBND tỉnh Bình Thuận cho phép cải tạo để trồng cao su và cây lâm nghiệp theo Quyết định số 2681 ngày 18/9/2009 do ông Huỳnh Tấn Thành, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh ký (ông Thành bị Trung ương kỷ luật vì có sai phạm về đất đai vào đầu năm 2010).

14-05-19_h1
Hồ sơ vụ việc

Nội dung Đề án nêu, dù được phép cải tạo để trồng cây công nghiệp nhưng đơn vị chủ rừng chỉ được phép tác động khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo qui định.

Tuy nhiên, 2 năm sau đó, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra văn bản số 4419 ngày 19/9/2011 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh là ông Nguyễn Ngọc Hai ký (nay là Chủ tịch UBND tỉnh) yêu cầu tạm dừng triển khai thực hiện việc cải tạo rừng theo Quyết định 2681 nói trên, đồng thời giao cho Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận tiếp tục quản lý tăng cường trách nhiệm bảo vệ rừng theo đúng pháp luật.

Thế nhưng, phớt lờ quyết định của tỉnh, ngày 15/10/2011, ông Nguyễn Tiến Dũng, TGĐ Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận đã ký hợp đồng liên kết đầu tư với Cty TNHH Phước Sang (Lô K, Khu Trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết) để hợp tác sản xuất kinh doanh đầu tư trồng cây công nghiệp và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên tại tiểu khu 279, đây chính là khu vực nằm trong Đề án cải tạo rừng tự nhiên mà UBND tỉnh đã có quyết định tạm dừng thực hiện trước đó.

14-05-19_h2
Vườn cây cao su của Cty Phước Sang trồng trên khu vực Đề án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt đã được UBND tỉnh Bình Thuận quyết định tạm dừng


Có phá rừng hay không?

Theo hợp đồng, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận cho phép Cty Phước Sang thuê 118ha đất rừng, trong đó 74ha đất rừng cải tạo được trồng cây cao su, diện tích 44ha còn lại thuộc khu vực rừng khoanh nuôi bảo vệ là phải quản lý bảo vệ, không được tác động, san ủi, khai thác (gỗ) để trồng cây cao su.

14-05-19_h3
Cây gỗ to còn sót lại trong khu vực rừng khoanh nuôi bảo vệ do Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận giao cho Cty Phước Sang quản lý bảo vệ
"Thanh tra tỉnh đã thành lập đoàn đi xác minh kiểm tra tại khu vực dự án Phước Sang. Trước mắt, xác định khu vực này đang trồng cây cao su, cam, quýt là nằm trong Đề án cải tạo rừng nghèo kiệt mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có quyết định tạm dừng trước đó. Hai là, khu vực rừng khoanh nuôi bảo vệ sau khi kiểm tra thực địa hiện chỉ còn lại khoảng 22 - 23ha. Chúng tôi đã có văn bản báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý với UBND tỉnh. Đến nay, vụ việc được giao cho Ban Nội chính cùng tham gia xử lý.” - Ông Bùi Trung Thành, Phó Chánh Thanh tra phụ trách mảng kinh tế.

Cụ thể, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận (bên A) giao khoán cho Cty Phước Sang (bên B) thuê 74ha đất rừng để trồng cây cao su trong thời hạn 30 năm, đáp lại bên B có nghĩa vụ nộp tiền cho bên A với mức khá... bèo.

Bao gồm, khoản 1 là 300 ngàn đồng/ha, tổng cộng 22,2 triệu đồng trả tiền “xây dựng hạ tầng” cho bên A bỏ ra ban đầu; khoản 2 là 30 triệu đồng/năm trong 7 năm, tổng cộng 210 triệu đồng tiền hỗ trợ chi phí quản lý, công tác; khoản 3 là 400 ngàn đồng/ha/năm chi hỗ trợ lợi nhuận trong 3 năm đầu, tổng cộng 88,8 triệu đồng.

Tổng cộng 3 khoản, Cty Phước Sang thuê đất rừng của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận “trọn gói” chỉ có 321 triệu đồng cho 74ha, tức chưa đến 4,5 triệu đồng/ha/30 năm.

Thế nên, sau khi ký hợp đồng, Cty Phước Sang không chỉ trồng cao su mà còn trồng cả cây ăn trái (cam, quýt) sai mục đích, bởi theo quy định đối với đối tượng 3 loại rừng chỉ cho phép trồng cây lâm nghiệp trên diện tích 74ha đất rừng cải tạo. Ngoài ra, Cty Phước Sang còn san ủi, xâm lấn, khai thác gỗ trái phép vào luôn cả khu vực 44ha rừng tự nhiên khoanh nuôi bảo vệ đã được chủ rừng lập thủ tục giao bổ sung.

Những ngày cuối tháng 3/2017, một số người dân địa phương vì bức xúc việc ngang nhiên phá rừng tự nhiên đã tình nguyện dẫn chúng tôi thâm nhập vào sâu bên trong khu vực 44ha rừng khoanh nuôi bảo vệ này để mục sở thị cây cao su, cây ăn trái đang lấn chiếm gần hết phân nửa diện tích khoanh nuôi này, đồng nghĩa với việc có rất lớn khối lượng lâm sản (gỗ, củi) bị khai thác trắng trái phép.

14-05-19_h4
Dự án Phước Sang xây dựng nhà kiên cố trái phép trên đất rừng tự nhiên

Tại hiện trường cho thấy, trên diện tích cây cao su trồng được 5 năm tuổi vẫn còn sót lại những gốc cây gỗ lớn, đường kính bằng cả vòng tay người ôm. Thậm chí, ngay trên khu vực này, người ta còn ngang nhiên xây dựng trái phép nhà kiên cố để ăn ở, sinh hoạt mà suốt nhiều năm liền, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp gần như “ngó lơ” như không hề hay biết.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ liên tiếp có nhiều văn bản chỉ đạo kiên quyết đóng cửa rừng trong cả nước, dù đó là rừng nghèo kiệt đang thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng.

Vì vậy, việc Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận tự ý hợp thức hóa cho Cty Phước Sang thuê đất rừng và khoán trắng doanh nghiệp tư nhân này “tự tung, tự tác” trên lâm phần của Nhà nước giao để quản lý bảo vệ, rất cần được các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận điều tra, xác minh làm rõ theo nguyện vọng của người dân địa phương.

Xét xử sơ thẩm vụ phá rừng Bình Thuận

Ngày 29/3, TAND huyện Hàm Thuận Nam đã quyết định đưa vụ án phá rừng xảy ra tại các tiểu khu 267, 279, 284 thuộc địa bàn xã Hàm Cần và Hàm Thạnh do Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận quản lý ra xét xử. 3 bị can bị truy tố là Ngô Văn Phong (nguyên Phó GĐ Xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Nam) và 2 đồng phạm là Trần Hải Dương và Lê Văn Tuân.

Theo cáo trạng của VKS ngày 28/11/2016, từ năm 2012 đến 2014, các bị can nói trên đã khai thác trái phép khối lượng lâm sản 384,03m3, thuộc đối tượng khoanh nuôi bảo vệ rừng với giá trị thiệt hại 853 triệu đồng (tính tròn).

Ngoài ra, trong quá trình điều tra còn phát hiện một số đối tượng khai thác trái phép cây rừng tự nhiên trong diện tích đất rừng mà Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận ký hợp đồng kinh tế hợp tác đầu tư trồng cây cao su với Cty Phước Sang tại thôn 3, xã Hàm Cần. Cơ quan công an tỉnh tiếp tục điều tra làm rõ việc giao đất rừng của Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận cho Cty Phước Sang và các đối tượng khai thác cây rừng trái phép để xử lý sau (trích nguyên văn).

Do vụ án phức tạp với trên 4.000 bút lục, nhưng khi tòa triệu tập lại thiếu một số nhân chứng, người có trách nhiệm và quyền lợi liên quan quan trọng, đặc biệt là vắng mặt bà Trương Thị Sang, GĐ Cty Phước Sang nên theo đề nghị của đại diện VKS, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm