| Hotline: 0983.970.780

Ai đang thao túng giá đường?

Thứ Tư 06/01/2010 , 10:26 (GMT+7)

Mặc dù gần tết nhu cầu đường càng ngày càng lớn, nhưng giá đường các NM bán ra chỉ xoay quanh mức 14.500 -14.900 đồng/kg. Lạ ở chỗ từ NM chạy lòng vòng có mấy chục cây số về đến TP mà giá đường bán lẻ vọt lên 19-20.000 đồng/kg. Vậy ai đã đẩy giá đường lên?

Mặc dù gần tết nhu cầu đường càng ngày càng lớn, nhưng giá đường các NM bán ra chỉ xoay quanh mức 14.500 -14.900 đồng/kg. Lạ ở chỗ từ NM chạy lòng vòng có mấy chục cây số về đến TP mà giá đường bán lẻ vọt lên 19-20.000 đồng/kg. Vậy ai đã đẩy giá đường lên?

 Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, 36/40 NM cả nước đang hối hả vào vụ SX với sản lượng đường cung ra thị trường khoảng 4.000 tấn/ngày. Điều này cũng được Bộ NN-PTNT khẳng định lại, khi hiện tại lượng đường dự trữ trong kho tại các NM đã bắt đầu tăng lên, ước tính đến hết năm 2009 có hơn 200.000 tấn đường dự trữ, đủ cung cấp cho thị trường trong nước kể cả lúc sốt giá. Nhưng cũng phải khẳng định rằng với nhu cầu đường tăng cao trong dịp Tết thì sản lượng đường các NM bán ra hiện nay cũng không phải là quá dư dả.

Bên cạnh đó, nhiều NM đường buộc phải “giải phóng” lượng đường dự trữ ra bán để có tiền trả nợ ngân hàng vào cuối năm tài khóa 2009 nên giá đường được ghi nhận là tương đối dễ chịu trong mấy ngày qua. Điều đáng nói là, giá bán buôn đường ở các NM đường như Tây Ninh, La Ngà, Biên Hòa, Long An...giao cho các Cty thương mại có “máu mặt” về buôn bán đường như Thành Thành Công, Toàn Phát, Cty Thực phẩm Công nghệ (INFOODCO), Kim Hà…chỉ có 14.400-14.500 đồng/kg. Thế nhưng, cự ly vận chuyển của các NM nói trên đến TPHCM chưa đến 100km mà người tiêu dùng phải bỏ tiền ra mua tại các chợ, cửa hàng, siêu thị với giá lên tới 19- 20.000 đ/kg, chênh lệch không dưới 5.000 đ/kg đường.

Trong khi đó, theo tiết lộ của ông Trần Văn Q. là đại diện Cty Đường Ấn Độ (Long An), vụ mía năm nay có lúc phải mua nguyên liệu tới 1 triệu đồng/tấn mía cây nên giá thành SX 1kg đường lên tới khoảng 13.000 đồng, tức bán ra lãi đúng 1.000 đồng/kg. Nếu đúng như vậy thì nhà buôn lãi gấp 3- 4 lần so với nhà SX đường. Giá đường thông qua khâu bán lẻ đã đội lên quá cao khiến người ta nhớ lại cơn sốt gạo hồi tháng 4/2008 khi mà mạng lưới bán gạo của các DN lương thực bỏ trống trận địa để các thương lái tăng giá bán gạo lên...trời, và người dân cuống cuồng đi mua gạo về trữ lại trong khi đất nước vẫn dư gạo XK.

Nếu cứ hiểu theo cách giải thích của các NM đường thì rõ ràng với một sản lượng đuờng quá lớn họ chỉ có thể bán đường với giá sỉ cho các đại lý, đó là những nhà phân phối có “máu mặt” chứ không bán trực tiếp ra thị trường vì không có đủ người. Thậm chí có vị giám đốc một NM đường (xin không nêu tên) còn lý luận với chúng tôi, lượng đường tại các NM có thể bình ổn giá thị trường cuối năm. Nhưng trên thực tế, khó có thể nói được gì vì NM nào cũng có những “tính toán” riêng để giữ giá đường không xuống quá thấp, hoặc giữ giá ở mức cao “càng lâu càng tốt” để có lợi cho mình. Đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ để giới bán lẻ đường làm mưa làm gió đẩy giá đường lên để kiếm lời.

Bởi vậy, có thông tin cho rằng giá đường bán trên thị trường cao hơn mức bình thường đang có “dấu ấn” đầu cơ từ thương lái. Trái lại, anh Võ T., một thương lái đường tiết lộ, vừa qua anh đặt cọc 20 triệu cho NM đường Đ mua 50 tấn đường cát trắng với giá 15.200 đồng/kg. Theo hợp đồng, nếu bên nào vi phạm sẽ bồi thường gấp đôi tiền cọc. Thế nhưng, chậm có 1 tuần mà đường lên 2 giá, vậy là NM thông báo hết đường và chấp nhận bồi thường anh T. gấp đôi tiền cọc. “Trong việc này tôi chẳng hiểu gì cả?”- anh T. ngao ngán nói.

Trong khi đó, tại thời điểm trước khi vào vụ SX chính, ở các tỉnh miền Trung do ảnh hưởng của hai cơn bão số 9 và 11, một diện tích trồng mía bị thiệt hại nặng, nguồn cung nguyên liệu thiếu. Bên cạnh đó, diễn biến thị trường đường thế giới tuần qua đã có những phiên giao dịch biểu đồ giá đường tăng liên tục. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch nông sản năm 2009 tại London giá đường đạt mức 708 USD/tấn, cao nhất trong 29 năm qua. Nguyên nhân, do sản lượng thu hoạch của Brazin và Ấn Độ giảm sút bởi ảnh hưởng của thời tiết, trong khi một nước nhập đường như Indonesia lại tiếp tục giảm thuế NK để bình ổn giá đường trong nước đang ở mức cao.

“Đây cũng là cái cớ để các NM đường có thể đẩy giá bán lên cao hơn nhất là thời gian tới. Hiện nay, giữa các NM và DN buôn bán đường đang “bắt tay” làm giá, hôm nay giá bán buôn tại NM chỉ có 14.200 đồng/kg nhưng khi chúng tôi đăng ký mua đều nhận câu trả lời hết hàng!”- chị Kim Mã D., một thương lái ở quận Tân Bình (TPHCM) bức xúc nói. Đến đoạn các đại lý bán lẻ lại tâng giá lên nữa thì giá đường cao là đương nhiên.

Chính vì không chịu được cảnh đường “một ngày một giá” nên nhiều DN như Coca Cola, Sữa cô gái Hà Lan, Tribeco, Tân Hiệp Phát...chuyển sang xin Bộ Công thương nhập đường để phục vụ SX. Nhưng chắc chắn với giá đường trên thị trường thế giới tăng cao ở mức kỷ lục trong gần 30 năm qua, cộng chi thuế NK thì số tiền các DN phải trả cho 1kg đường không thể thấp hơn giá đường trong nước. Đây là lý do mà nhiều hộ SX thực phẩm tiêu thụ nhiều đường như bánh kẹo, sữa...tuy xin được quota NK đường cũng vẫn trù chừ chưa dám nhập ngay mà còn nghe ngóng đã.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm