| Hotline: 0983.970.780

Ai đầu độc dòng sông Mẹ?

Thứ Hai 28/02/2011 , 08:00 (GMT+7)

Khi tôi đến Lào Cai, dòng sông không còn khoác lên mình cái màu áo truyền thống hồng hào, thay vào đó là màu nước lờ nhờ như mắt cá chết, trên mặt sông từng đám bọt trắng xóa nối đuôi nhau kéo thành vệt dài. Hai bên bờ có rất nhiều váng màu rỉ sắt, khi nước cạn đóng thành mảng, trên mặt nổi bột màu trắng, sần sùi chẳng khác gì những chiếc mụn vừa vỡ ra...

Từ bao đời nay cha ông ta gọi sông Hồng là sông Mẹ, sông Cả hay sông Cái. Dòng sông đỏ nặng phù sa phát nguyên từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Qua triệu triệu năm dòng sông đã bồi đắp nên vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, tạo nên vùng văn minh lúa nước sông Hồng vô cùng đặc sắc. Nhưng có ai biết rằng dòng sông Mẹ hiện đang bị đầu độc.

Hai bên bờ có rất nhiều váng màu rỉ sắt, khi nước cạn đóng thành mảng.

Sông Hồng có chiều dài 1.149 km, bắt nguồn từ vùng núi Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Sông Hồng đổ vào Việt Nam tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nơi hợp lưu với dòng Lũng Pô trước khi chảy dọc biên giới Việt - Trung khoảng 80 km. Khi tới TP Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình trước khi đổ ra biển Đông với chiều dài hơn 510 km. 

Những ngày đầu xuân này khi tôi đặt chân lên Lào Cai, dòng sông Hồng không còn khoác lên mình cái màu áo truyền thống hồng hào, thay vào đó là màu nước lờ nhờ như mắt cá chết, trên mặt sông từng đám bọt trắng xóa nối đuôi nhau kéo thành vệt dài. Hai bên bờ có rất nhiều váng màu rỉ sắt, khi nước cạn đóng thành mảng, trên mặt nổi bột màu trắng, sần sùi chẳng khác gì những chiếc mụn vừa vỡ ra. Nhìn xuống đáy sông những vụng nước lặng thấy một lớp màu bột trắng đang ngưng lại, tụ thành vệt bám theo những đám rêu phất phơ dưới làn nước chảy.

Dòng sông Hồng chảy qua TP Lào Cai lờ nhờ như mắt cá chết.

Đã hơn tháng nay rồi, nước sông Hồng bốc mùi tanh tưởi, thum thủm như khoai thối. Bà Nguyễn Thị Lan ở xã Vạn Hòa (TP Lào Cai) trồng gần hai sào rau, mùa cạn gia đình bà phải bơm nước từ sông Hồng lên tưới cho rau, bà bảo: Chẳng hiểu vì sao năm nay nước sông Hồng lại nhớt và hôi như vậy, khi bơm nước lên nước sàu bọt trắng như nước xà phòng. Chưa năm nào nước sông Hồng như vậy, nên gia đình tôi không dám lấy nước sông tưới cho rau nữa…

Dòng sông Hồng không bỗng nhiên bốc mùi tanh hôi và đang trở thành dòng sông chết, một câu hỏi đặt ra: Ai đã đầu độc dòng sông? Câu hỏi ấy cần được các cơ quan chức năng sớm trả lời để cứu lấy dòng sông Mẹ…

Đi dọc bờ sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai mùi hôi thối và tanh tưởi bốc lên dữ dội, buổi sáng ra công viên Thủy Hoa phía trên cầu Cốc Lếu mùi hôi thối càng nặng hơn. Mới đầu tôi nghĩ mùi hôi thối do nước thải của mấy vạn người dân TP Lào Cai và thị trấn Hà Khẩu (Trung Quốc) đổ ra sông Hồng vào mùa cạn, khiến cho dòng sông bị ô nhiễm? Chị Lý Thị Khin, người dân xã Quang Kim (Bát Xát) đang cắt cỏ cho trâu sau đó bó lại chở bằng xe máy bảo tôi: Nước sông Hồng chảy qua xã Quang Kim cũng hôi thối, nhưng ở đây thì thối quá… Nói rồi chỉ xuống dòng sông: Nước sông Hồng có năm nào như thế này đâu, năm nay nước thối đen, cắt cỏ bên sông cũng chẳng chịu được…

Suốt chặng đường dọc bờ sông Hồng từ TP Lào Cai lên Trịnh Tường, Lũng Pô dài mấy chục cây số, nơi nào đường chạy giáp dòng sông tôi đều ngó xuống, màu nước lờ nhờ chẳng khác màu nước chảy qua TP Lào Cai. Còn mùi hôi thì chỗ nặng chỗ nhẹ tùy theo luồng gió thổi.

Đã hơn tháng nay rồi, nước sông Hồng bốc mùi tanh tưởi, thum thủm như khoai thối.

Làm việc với bà Nông Bích Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Lào Cai, bà đưa cho tôi Bảng thống kê kết quả quan trắc môi trường nước sông Hồng do Trạm Thủy văn Lào Cai đo năm 2010 - 2011. Ngày 15/2/2010 độ pH là 7,6 nước không có mùi, ngày 15/2/2011 cũng ở vị trí đó độ pH đo được là 8,0 xuất hiện mùi tanh yếu. Sau khi phân tích kết quả mẫu nước mấy ngày qua, bà Thủy cho biết: Độ pH từ 7 - 8 trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, kết quả phân tích nước sông Hồng trong mấy ngày qua chúng tôi thấy hàm lượng chất hữu cơ trong nước có chiều hướng gia tăng, mặc dù thượng nguồn sông Hồng phía Việt Nam không có nhà máy chế biến thực phẩm nào, còn nhà máy tuyển quặng Sinh Quyền thì sử dụng hồ thải tuần hoàn, đến nay chưa có nước thải ra sông…

Ông Lưu Đức Cường, PGĐ Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lào Cai cho biết thêm: Ngày 22/2, chúng tôi đã tổ chức lấy 2 mẫu nước khu vực A Mú Sung, nơi dòng sông Hồng đổ vào Việt Nam. Quan sát bằng mắt thường thấy các hiện tượng mặt sông nổi bọt trắng, nước có mùi tanh hôi, các váng vàng đọng lại bờ sông giống như khu vực dưới chân cầu Cốc Lếu. Theo người dân ở đây phản ánh, cách Lũng Pô khoảng 20 cây số phía Trung Quốc có một nhà máy sắn. Họ có xả nước thải ra sông hay không chúng tôi chưa khẳng định. Hiện Trung tâm đang tiến hành phân tích các mẫu nước.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất