| Hotline: 0983.970.780

Ai thắng ai đây?

Thứ Năm 17/11/2011 , 09:48 (GMT+7)

Cuộc "vật nhau" giữa lúa thuần và lúa lai vẫn chưa ngã ngũ. Xới vật càng lúc càng xôm tụ, người cổ vũ đứng xung quanh cũng hò reo không ngớt.

Một điểm gieo cấy giống lúa thuần ĐT34 ở miền Trung

Cuộc "vật nhau" giữa lúa thuần và lúa lai vẫn chưa ngã ngũ. Xới vật càng lúc càng xôm tụ, người cổ vũ đứng xung quanh cũng hò reo không ngớt.

>> Lúa thuần - “hầm trú ẩn” an toàn
>> Đua nhau mua bản quyền giống lúa thuần

Cho đến nay, Cty CP Giống cây trồng TƯ vẫn là DN bán ra lượng giống lúa thuần nhiều nhất cả nước, mỗi vụ khoảng 10-12 ngàn tấn, và cả năm không dưới 20 ngàn tấn. Với Cty giống hàng đầu ở phía Bắc này, giống lúa lai và ngô tuy vẫn nằm trong cơ cấu kinh doanh của Cty nhưng chưa bao giờ là những sản phẩm mũi nhọn.

Và nhiều năm qua Cty vẫn sống khỏe, bằng chứng là các kết quả kinh doanh công bố trên sàn chứng khoán - năm 2010, Cty CP Giống cây trồng TƯ lãi ròng hơn 42 tỷ đồng, năm 2011 này mới chỉ 2 quý đầu năm lợi nhuận trước thuế của Cty đã tới 39 tỷ đồng và cả năm lãi ròng không dưới 70 tỷ đồng/trên vốn điều lệ hơn 80 tỷ đồng, tức là gần như "1 vốn 1 lời". Đây là mức lãi quá khủng khiếp. Điều đó cho thấy giống lúa thuần vẫn là một mảnh đất màu mỡ được các DN giống làm giàu.

Trong làng giống, nếu tính lãi ròng trên vốn sở hữu thì Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình có mức lãi cao nhất. Năm ngoái Cty này chia cổ tức 50%, còn năm nay nghe nói… 150% (gồm 50% tiền mặt và 100% cổ phiếu thưởng). Sản phẩm chính của Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình là gì, nếu không phải là lúa thuần? Nhớ lại, cách đây hơn chục năm, một Cty giống cây trồng lớn mở chi nhánh tại Hà Nội, vị lãnh đạo Cty này tuyên bố sẽ không thèm kinh doanh lúa thuần, coi đó không phải là “xu thế của ngành nông nghiệp hiện đại”. Và đằng sau câu nói “không” với lúa thuần của vị lãnh đạo còn một ẩn ý nữa khá… cao thượng: Cty CP Giống cây trồng TƯ đang sống bằng lúa thuần, chẳng lẽ lại lấy đi nồi cơm của họ?

Quyết tâm theo đuổi giống lúa lai nhưng qua một thời gian dài đầu tư tiền của SX một số tổ hợp lúa lai nội Cty này cũng đã tỏ ra mệt mỏi, bế tắc. Và kết quả là đến nay Cty vẫn không trình làng được giống lúa lai nào khả dĩ cho thị trường phía Bắc ngoài một hai giống lúa cấy gen phòng chống bệnh này bệnh kia. Trong khi đó xu hướng thị trường dường như không diễn ra như nhận định của vị lãnh đạo Cty nọ, với bằng chứng là diện tích lúa lai ở phía Bắc cứ ì ạch mãi xung quanh vài chục phần trăm diện tích gieo cấy. Đến lúc này người ta mới té ra, lúa lai chưa thể trở thành “xu thế của ngành nông nghiệp hiện đại” như vị lãnh đạo nọ cả nghĩ.

Trên thực tế mấy năm gần đây lúa thuần đang là cái phao để các DN giống bám vào và tồn tại trong thời buổi kinh doanh lúa lai như đi xiếc trên dây. Còn cái phao này nổi được bao lâu nữa thì chưa rõ. Nhưng một thực tế không thể phủ nhận là việc mua bán bản quyền giống lúa thuần đang diễn ra sôi động. Mới tuần trước GĐ một Cty giống ở tỉnh miền núi phía Bắc gọi ời ợi cho ông Lê Quý Tường, PGĐ Trung tâm KKN Giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia nhờ giưosi thiệu cho một giống lúa nếp thuần để làm giống giắt lưng. Giá cả chưa đặt thành vấn đề, cái chính là tìm được giống tốt đã. Nhưng giống tốt thì các DN đi trước đã “vét” hết, giờ biết kiếm đâu ra.

DN mua bản quyền giống của nhà khoa học là đương nhiên. Nhưng DN mua bản quyền giống của DN mới là chuyện lạ. Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh vừa qua đã chọn tạo thành công giống lúa thuần ĐT34 và bán bản quyền cho Cty CP Tập đoàn Điện Bàn với giá 600 triệu đồng. Ông Nguyễn Ngọc Tiến - TGĐ Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh - tác giả của ĐT34 cũng đồng thời là người mầy mò sang Trung Quốc lôi về chọn tạo được một seri giống lúa thuần vốn đã vào đồng ruộng Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước như Kim Cương, Khang Dân, Q5… Ông Tiến có một niềm tin kỳ lạ vào những giống lúa thuần, bất kể người khác cho là ông lạc hậu với thời cuộc.

Theo ông, giống lúa Khang Dân tuy đã thoái hóa nhưng vẫn là giống lúa thuần có diện tích lớn nhất hiện nay và để xô đổ “tượng đài” Khang Dân là không dễ dàng. Cách đây vài năm khi ông Tiến mang giống Khang Dân trở lại Trung Quốc - nơi giống này ra đời, gặp một số chuyên gia giống của tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, ông Tiến ngạc nhiên khi thấy chính các nhà chọn giống Trung Quốc cũng không nhận được ra đó là giống gốc của họ.

Điều đó cho thấy giống lúa thuần có một vòng đời đặc biệt, chỉ cần qua quá trình chọn tạo giống nó đã có thể thay đổi nhiều đặc tính so với giống gốc, và sự “tái sinh” ấy cho phép giống lúa thuần có tuổi thọ cao hơn nhiều so với lúa lai. Chọn tạo đơn giản, không tốn kém tiền bạc lại dễ tính trong thâm canh đã khiến lúa thuần cắm rễ bền chắc trên đồng ruộng, nhất là ở những nơi nông dân có tính “bảo thủ” cao.

Ông Tiến dẫn chứng: “Ngay cả một Cty lúa lai Trung Quốc đã vào Việt Nam từ rất sớm như Cty Việt Hoa sau nhiều năm quăng quật bởi lúa lai cũng quay sang làm lúa thuần đấy thôi. Họ vừa tung ra giống Hoa ưu 109. Thế cho nên mấy ai đó vội tuyên án “tử hình” giống Khang Dân, Q5 là hơi hấp tấp. Bảo nó hết thời mà tỉnh nào cũng cấy từ 20-30%, thậm chí các tỉnh trung du miền núi còn cấy 40% diện tích Khang Dân. Tôi không bảo vệ lúa thuần. Nhưng theo tôi các tổ hợp lúa lai nội chưa đủ sức thuyết phục nông dân. Còn lúa lai nhập khẩu cứ phập phù như ma trơi. Tôi vừa gọi điện cho anh Khoa ở Cty CP Giống cây trồng miền Bắc thấy anh ấy bảo dòng Nghi Hương năm nay tới 30, 32 NDT/kg giống (chưa kể phí vận chuyển) thì dân mình làm sao dám cấy”.

Nói như ông Trần Mạnh Báo, TGĐ Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình thì thiết tưởng không còn gì sòng phẳng hơn: “Nếu lúa thuần cứ tốt như ở Thái Bình thì lúa lai khó chen chân vào được”. Chúng tôi cũng muốn dùng câu nói này để kết lại loạt bài viết này.

Rõ ràng cho đến nay, có một thực tế hiển nhiên trong làng giống là, DN giống cây trồng nào cũng muốn có một giống lúa cho riêng mình. Trong lúc lúa lai chưa đủ sức thuyết phục thì việc sở hữu một giống lúa thuần vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Cty CP TCty VTNN Nghệ An vừa được công nhận giống lúa thuần Vật tư NA-2. Ông Trương Văn Hiền, TGĐ Cty tự tin cho rằng đây là giống lúa thuần ngõ hầu có thể địch lại giống BC15. Tất nhiên mọi dự đoán đều phải chờ đồng ruộng kiểm chứng. Mấy vụ rồi, Vật tư NA-2 đã vào miền Trung, ra miền Bắc và đang cố chứng tỏ những điểm nổi bật của nó. Theo ông Hiền thì nếu Vật tư NA-2 thành công, Cty ông có thể làm giàu. Điều đó cho thấy làm giống lúa thuần cũng có thể… hái ra tiền lắm chứ.

Còn Cty Giống Hồng Quang (Ninh Bình) chỉ có mỗi giống lúa thuần QR1 mà bán khắp ĐBSH, đi đến đâu cũng nhận được nhiều lời khen. Đến nỗi Cty CP Bán lẻ VNF1 đã đặt mua hết lúa QR1 để xay xát bán gạo túi trong các siêu thị (dĩ nhiên khi đó nó mang một cái tên mỹ miền hơn - Thần Nông cho phù hợp với thị hiếu các bà nội trợ thành phố). Còn có thể kê ra nhiều giống lúa thuần khác mà tên tuổi của nó đâu có thua kém lúa lai.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm