| Hotline: 0983.970.780

Ấm áp nghĩa tình

Chủ Nhật 21/12/2014 , 21:03 (GMT+7)

Ngày 15/12 vừa qua, CBCNV Cty Syngenta do ông Datta Kumardev, Tổng giám đốc Syngenta VN đã về tỉnh Đồng Tháp, phối hợp với Chi cục BVTV Đồng Tháp tham gia ngày vì cộng đồng “Syngenta chia sẻ yêu thương”./ Syngenta chia sẻ yêu thương trong ngày vì cộng đồng

Điểm đến đầu tiên xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, ông Datta Kumardev, trao tặng 30 chiếc xe đạp cho những học sinh các trường THCS Nhị Mỹ và THCS Tân Hội Trung.

Thầy Nguyễn Ngọc Thi, Trường THCS Nhị Mỹ nói: “Những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này là con của các hộ nông dân nghèo, nhưng hiếu học, nhà xa trường. Syngenta giúp cho chiếc xe đạp - một món quà có ý nghĩa như tiếp sức cho các em thêm nghị lực đến trường học tập”.

Tại buổi lễ trao tặng xe đạp, em Nguyễn Như Ngọc, học sinh lớp 9A2, một trong số 30 học sinh nghèo của hai trường THCS Nhị Mỹ và Tân Hội Trung, xúc động nói: “Chúng em là những học sinh lớn lên ở vùng quê nghèo, điều kiện học tập còn rất khó khăn.

Nhiều bạn khác còn có những hoàn cảnh rất đáng thương, lam lũ vất vả phải đi bán vé số, mò cua bắt ốc, đi cắt lúa mướn phụ giúp cha mẹ để có tiền trang trải cho việc học tập.

Chiếc xe đạp xinh xắn, dễ thương là món quà quý, là phần thưởng vô cùng có ý nghĩa từ tấm lòng vàng của quý cô chú ở Cty Syngenta. Chiếc xe đạp này không chỉ là phương tiện đi lại giúp chúng em đến trường mà là nguồn động viên giúp chúng em vượt qua khó khăn để cố gắng học tập thật tốt trở thành con ngoan, trò giỏi…”.

Chia tay các em học sinh với ánh mắt rạng ngời, trìu mến, đoàn công tác “thiện nguyện” tiếp tục chuyến hành trình hơn 30 km về huyện Tam Nông.

Syngenta VN đã trao tận tay cho nông dân chìa khóa 3 căn trong tổng số 5 căn nhà cho nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn ở tỉnh Đồng Tháp, với tổng số tiền hỗ trợ xây nhà 200 triệu đồng.

Vừa đặt chân đến bên những ngôi nhà mới xây xong, phần tường tô bên ngoài đã khô. Cánh thanh niên trẻ tình nguyện của Cty Syngenta và Chi cục BVTV Đồng Tháp xắn tay pha sơn, cầm cọ tham gia sơn lại ngôi nhà mới cho nông dân.

Ba hộ nông dân ở huyện Tam Nông được hỗ trợ xây nhà mới đợt này là anh Dương Văn Tâm và bác hai Phú (Trần Văn Phú) cùng ở xã Phú Thành A và anh Trần Văn Phương, xã Phú Cường.

Bác Hai Phú năm nay 71 tuổi ngồi nhìn ngôi nhà mới xây, giọng bùi ngùi: "Tôi ngẫm lại cả đời mình làm ruộng quần quật cực nhọc cũng không mơ có được căn nhà như thế này. Nhà tôi có 6 công ruộng, 6 miệng ăn nhưng làm lúa 3 vụ và nuôi lươn trong vèo với lãi hơn 1 triệu đồng/tháng.

 Đó là chưa kể mấy đứa con đi làm mướn phụ thêm. Vậy mà hơn 20 năm vẫn loay xoay ở trong căn nhà gỗ bạch đàn vách phên tạm bợ.

May nhờ có Cty Syngenta hỗ trợ 40 triệu đồng, phần còn lại cả nhà tôi dành dụm lo phụ thêm gần 20 triệu đồng. Căn nhà mới xây trên nền cao vững chắc, kín đáo, không còn thấp thỏm lo mưa giông nhà dột hay vào mùa nước nổi bị ngập lụt. Từ nay gia đình tôi an tâm làm ruộng nuôi mấy đứa cháu ăn học nên người".

Sau khi vừa sơn xong căn nhà của anh Dương Văn Tâm, buổi lễ trao nhà được tổ chức với nghi thức giản đơn nhưng không kém phần trang trọng. Ông Datta Kumardev trao anh Tâm chiếc chìa khóa mở cửa vào căn nhà mới sơn màu xanh ngọc, tinh tươm, thơm phức.

Cty Syngenta VN còn tặng cho mỗi hộ 50 kg "hạt gạo nghĩa tình" với lời chúc mừng từ nay no ấm.

Ngoài ra, trong nhiều năm qua Syngenta thường xuyên triển khai các hoạt động tập huấn đào tạo hỗ trợ nông dân nâng cao kiến thức canh tác thông qua các mô hình chuyển giao kỹ thuật trên đồng ruộng, giúp nông dân khai thác tối đa tiềm năng năng suất cây trồng; tổ chức nhiều khóa tập huấn về sử dụng thuốc BVTV theo phương pháp 4 đúng cho nông dân tự bảo vệ sức khỏe trong các hoạt động SX nông nghiệp.

Anh Tâm mừng muốn khóc: “Suốt từ mấy ngày qua tôi không ngủ được, cứ thao thức trằn trọc vì quá vui với ngôi nhà mới vừa xây xong. Đây thực sự là ngôi nhà mơ ước của vợ chồng tôi từ bấy lâu nay. Tôi rất cảm ơn Cty và những người đã giúp mình và hứa sẽ cần mẫn làm ruộng thật giỏi để vươn lên thoát nghèo”.

Ngày về nhà mới, Bác Hai Hiếu, anh Tâm, anh Phương được nhiều bà con trong xóm đến chúc “an cư lạc nghiệp”. Bởi như ông bà ta nói đời người sống có ngôi nhà. Một ngôi nhà như mơ ước dù đơn sơ nhất, vậy mà có đôi khi vẫn là điều xa tầm với của biết bao hộ nông dân nghèo.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Đồng Tháp bày tỏ: “Tôi rất phấn khởi trước những đóng góp vì cộng đồng của Syngenta. Tôi tin rằng chương trình này sẽ giúp những hộ nghèo nơi đây có một mái ấm thật sự để từ đó ổn định cuộc sống, giúp các em học sinh vùng sâu vùng xa có điều kiện tốt hơn đến trường học tập để trở thành những công dân có ích trên chính vùng quê của mình ”.

Tại buổi lễ trao nhà mới cho nông dân, ông Datta Kumardev nói: “Syngenta thấu hiểu rằng ngôi nhà là mơ ước của hàng ngàn hộ nông dân nghèo tại Việt Nam. Chúng tôi rất tự hào được góp phần giúp đỡ họ thực hiện ước mơ đó.

Syngenta sẽ tiếp tục đồng hành cùng chính quyền địa phương và nông dân, mang đến những gói giải pháp canh tác nông nghiệp tiên tiến và bền vững nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và gia tăng lợi nhuận cho nông dân, góp phần cải thiện cuộc sống của cộng đồng nông thôn VN”.

Từ năm 2010 Cty Syngenta VN bắt tay khởi động thực hiện chương trình “Mái ấm cho nông dân, cùng Syngenta chia sẻ yêu thương”. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng chương trình 167 của Chính phủ xây nhà tình thương cho người nghèo.

Cty Syngenta VN chung vai chia sẻ khó khăn, giúp nông dân ổn định cuộc sống và an tâm SX, góp phần xây dựng một cộng đồng nông nghiệp và NTM. Trong giai đoạn 8 năm đầu của chương trình, Syngenta sẽ trao tổng số 110 căn nhà với tổng giá trị khoảng 7 tỷ đồng cho các hộ nghèo vùng sâu vùng xa trên toàn quốc.

Tính đến nay, đã có 50 căn nhà được trao cho nhiều hộ nghèo từ Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp; trao tặng 10 máy lọc nước cho các trường học tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm giúp nâng cao chất lượng nước uống cho học sinh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm