| Hotline: 0983.970.780

Ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm?

Thứ Bảy 24/09/2016 , 07:20 (GMT+7)

Một trong những thực phẩm hàng đầu giúp giải độc cho cơ thể rất hiệu quả, đó là đậu xanh. Đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. 


Đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu

 

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi chúng ta ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia. 

Ngày nay, ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra với những người có thói quen thường xuyên ăn hàng quán với thức ăn không được chế biến sạch sẽ.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

Các triệu của ngộ độc thực phẩm thường rất nặng ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trường hợp người bệnh bị ngộ độc thực phẩm nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn.

Phải rất lưu ý đến dấu hiệu mất nước của cơ thể người bệnh, nhất là khi nôn và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần/ ngày, sốt cao, khô môi, khô miệng, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý ở người già hay bị mất nước nặng lại không kêu khát nước); thở nhanh, mạch nhanh, có thể co giật, mệt lả, nước tiểu ít, sẫm màu.

Một trong những thực phẩm hàng đầu giúp giải độc cho cơ thể rất hiệu quả, đó là đậu xanh. Đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc lấy 100g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống. Cũng có thể dùng bột đậu xanh hoà với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

Chanh được xem là thực phẩm cơ bản trong nhiều chế độ ăn uống giải độc. Nó chứa nhiều vitamin C- tốt cho làn da và giúp phòng chống việc tạo thành các gốc tự do gây nên bệnh tật. Ngoài ra, nước chanh còn có tác dụng trung hòa kiềm trong cơ thể tức khả năng giúp cơ thể hồi phục lại độ cân bằng PH - có lợi cho hệ miễn dịch. Vì vậy, đừng quên uống một ly nước nóng thêm vài lát chanh để thanh lọc độc tố và làm sạch hệ miễn dịch khi bạn bắt đầu một ngày mới.

08-35-47_tr43

 

Rau má vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn hãy lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.  Để chữa ngộ độc nấm cũng làm như trên hoặc lấy rau má 160g đem sắc với 80g đường phèn lấy nước uống hoặc lấy 160g rau má và 400g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

Theo y học cổ truyền rễ đinh lăng có vị ngọt hơi đắng, tính mát và có tác dụng thông huyết mạch bồi bổ khí huyết. Lá cây có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ

Gừng không những có tác dụng giảm buồn nôn hiệu quả, cải thiện tiêu hóa, chữa đầy hơi, mà còn là thực phẩm có khả năng tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch do nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Vì vậy, hãy "tiếp sức" cho hệ tiêu hóa của bạn bằng cách dùng thêm ít trà gừng hoặc đơn giản là bỏ thêm vài lát gừng tươi vào ly nước ép hoa quả của bạn.

(Kiến thức gia đình số 37)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất