| Hotline: 0983.970.780

An Giang cán đích trên 4 triệu tấn lúa

Thứ Sáu 06/02/2015 , 09:16 (GMT+7)

An Giang là tỉnh đầu nguồn ĐBSCL với nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, cung cấp đầy đủ cho SX nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng.

Cây lúa cùng nông dân An Giang trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng họ vẫn xem đây là cây chủ lực, bảo toàn an ninh lương thực.

Trong nhiều năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, từ đó đưa diện tích trồng lúa ở 3 vụ chính từ 581.292 ha vào năm 2010 lên đến 625.917 ha vào năm 2014.

Năng suất trung bình 3 vụ từ 5,98 tấn/ha lên 6,453 tấn/ha, sản lượng năm 2014 ước đạt 4,039 triệu tấn, tăng 17,8 ngàn tấn so năm 2013 góp phần ổn định an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu XK.

Đạt được kết quả như trên, nhờ tỉnh đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp sản xuất, triển khai nhanh các chương trình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng như xuống giống đồng loạt tập trung và né rầy với diện tích 279.574/618.765 ha diện tích xuống giống, đạt tỷ lệ 45,18%.

Kết quả đã kiểm soát được rầy nâu không có điều kiện phát sinh gây hại. Áp dụng biện pháp "3 giảm 3 tăng" đạt 93,8% diện tích; 1 phải 5 giảm đạt 38,5% diện tích.

Thời gian tới, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng vùng nguyên liệu, từng bước xây dựng và phát triển SX lúa theo hướng chất lượng cao theo tiêu chuẩn (GAP, hữu cơ). Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiếp thu và hoàn thiện các công nghệ, quy trình canh tác tiên tiến theo hướng an toàn, hữu cơ và GAP...

Song song đó, Chương trình công nghệ sinh thái “trồng hoa trên bờ ruộng” ngày càng được nhân rộng, góp phần tạo ra sản phẩm lúa gạo hàng hoá có chất lượng, bảo vệ môi trường sinh thái... Về cơ cấu giống lúa tiếp tục được chuyển đổi theo hướng tích cực, các giống lúa năng suất, chất lượng cao được sử dụng ngày càng nhiều.

Chi cục BVTV An Giang cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng sản lượng lúa trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế của từng ngành hàng, xác định rõ từng cây trồng chủ lực và gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; quyết liệt chỉ đạo thực hiện xuống giống theo đúng lịch thời vụ; đẩy mạnh cơ giới hóa, quy hoạch vùng trồng tập trung theo giống chủ lực gắn với hợp đồng tiêu thụ ổn định.

Đây là cơ sở cho việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho thị trường và nâng cao chất lượng, đồng nhất sản phẩm...

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống theo hướng tập trung xây dựng bộ giống chủ lực có chất lượng cao. Chủ yếu phục tráng và ổn định chất lượng giống mà thị trường cần, không chạy theo hướng đa dạng nhiều giống.

Đồng thời, áp dụng đồng bộ các giải pháp, tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, công nghệ sinh thái, nấm xanh, san phẳng mặt ruộng bằng lazer, phân sinh học… quy mô cộng đồng để giảm chi phí và tăng hiệu quả SX cho nông dân theo hướng bền vững.

Xây dựng các tổ, đội, HTX cung ứng dịch vụ nông nghiệp để từng bước hỗ trợ nông dân ký kết hợp đồng với doanh nghiệp cung ứng đầu vào đúng chất lượng, giá cả và tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất