Thứ hai, 13/05/2024 | 14:06 GMT +7

  • Click để copy
Thứ năm- 14:50, 19/07/2018

An Giang đào tạo nhân lực nông nghiệp công nghệ cao

Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) được tỉnh An Giang xác định là hướng đi đúng đắn trong thời gian tới.

Để NNCNC đi vào chiều sâu cần có sự đào tạo nguồn nhân lực nhằm tăng hiệu quả SX hướng đến hàng hóa xuất khẩu. NNVN có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang về vấn đề này.

10-25-07_nh_1_-_ong_trn_nh_thu_-_gd_so_nn-ptnt_n_ging
Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang

An Giang là tỉnh tiên phong ở ĐBSCL thực hiện đào tạo nguồn nhân lực cho NNCNC. Hiện tỉnh đã triển khai việc này ra sao, thưa ông?

Việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực NNCNC nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi các chương trình trọng điểm của ngành nông nghiệp An Giang trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng của tỉnh, phát huy lợi thế của địa phương và phù hợp xu hướng phát triển của thế giới.

Các nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 về phát triển nông nghiệp NNCNC tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm:

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực đi vào chiều sâu chất lượng, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng phù hợp vị trí việc làm, cải thiện hiệu quả công tác và kiện toàn lực lượng kế thừa.

Xây dựng và phát triển nguồn tri thức khoa học, công nghệ cao, công nghệ hiện đại để đưa khoa học công nghệ thật sự trở thành động lực cho yêu cầu phát triển ngành nông nghiệp An Giang tương xứng vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Dự kiến dành nguồn kinh phí gần 11,6 tỷ đồng để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên môn, lực lượng khuyến nông viên cùng nông dân trực tiếp SX.

Thưa ông, biện pháp hữu hiệu nào để đào tạo nguồn nhân lực NNCNC trong tương lai?

Đây là sự chuẩn bị nguồn nhân lực cần thiết cho các nhiệm vụ trọng tâm của ngành những năm tiếp theo. Việc đào tạo nguồn nhân lực NNCNC không phải phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, cũng không phải phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước… mà ngành nông nghiệp quan tâm nhất là đối tượng nông dân, trang trại và HTX.

Trên tinh thần tiếp cận 4 cấp độ nguồn nhân lực để đào tạo đó là: Đào tạo nông dân và con em của nông dân. Ở cấp độ này đào tạo kỹ năng bằng cách tổ chức đi tham quan các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Israel… và các tập đoàn lớn về SX nông nghiệp trong nước như Vingroup để tận mắt tai nghe mắt thấy cách làm hiệu quả của họ.

Ngoài ra, một số trường hợp đưa con em nông dân đi lao động ở nước ngoài, chủ yếu làm việc ở các trang trại lớn giúp các em có kỹ năng về NNCNC. Khi về nước có vốn trong tay để khởi nghiệp nông nghiệp.

Đối tượng quản lý HTX cũng như cán bộ quản lý trang trại: Sẽ tuyển chọn các em đã tốt nhiệp đại học, đưa đi học các lớp tu nghiệp sinh ở trong nước và nước ngoài trong thời gian 1 năm. Các đối tượng này khi đào tạo xong đưa về phục vụ quản lý cho HTX và trang trại NNCNC.

Đối tượng thứ ba là đào tạo nhân lực vụ phụ vụ các cơ quan nhà nước như ở Sở, các huyện, thị và các trung tâm. Đây là trường hợp đặt biệt đào tạo bài bản sau đại học có liên kết với các trường nổi tiếng trong nước.

"Sau khi tỉnh phát động đào tạo nguồn nhân lực cho NNCNC đã có nhiều con em nông dân đăng ký tham gia sang Israel, Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm. Sau khi về nước được ngành nông nghiệp tỉnh đứng ra giới thiệu công tác ở các trang trại, trung tâm nông nghiệp hay làm việc ở các Cty… đều có việc làm ổn định", ông Trần Anh Thư.

Cuối cùng nguồn đào tạo các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp thông qua các học bổng nghiên cứu sinh và thạc sĩ ở nước ngoài.

Chỉ tiêu và tiêu chí nào để lựa chọn nguồn nhân lực sang nước ngoài đào tạo NNCNC, thưa ông?

Tiêu chí ban đầu đưa nguồn nhân lực đi đào tạo ở nước ngoài đối với con em nông dân trước hết đòi hỏi tuổi đời phải còn trẻ, có sức khỏe và biết tiếng ngoại ngữ của nước đó. Còn tiêu chí đào tạo về phục vụ quản lý cho HTX hay trang trại phải có trình độ đại học chuyên ngành nông nghiệp, có trình độ ngoại ngữ ban đầu, sẽ được bộ phận tuyển dụng phỏng vấn tuyển chọn. Chương trình này Sở NN-PTNT An Giang đã ký hợp tác với ĐH Cần Thơ và ĐH An Giang…

Riêng trong năm 2018, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra chỉ tiêu đào tạo sau đại học (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) cho 22 cán bộ, công chức, viên chức; 30 cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn trong nước, đồng thời bồi dưỡng chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên trách phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển ứng dụng NNCNC.

22 lượt cán bộ tuyến huyện, 156 cán bộ quản lý cấp xã và 156 lượt khuyến nông viên, nhân viên kỹ thuật cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong nước.

100 lượt khuyến nông viên được bồi dưỡng, huấn luyện trong nước để nâng cao năng lực và tăng cường các kỹ năng phục vụ công tác khuyến nông.

10-25-07_nh_2_-_n_ging_l_tinh_tien_phong_thuc_hien_do_to_nguon_nhn_luc_nncnc
An Giang tiên phong đào tạo nguồn nhân lực NNCNC

Đối với nông dân trực tiếp SX, dự kiến 21.840 lượt nông dân được tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và phát triển kỹ năng SX hội nhập thị trường.

Bên cạnh đó, có khoảng 60 khuyến nông viên và 60 người là quản lý, điều hành hoặc thành viên chủ chốt nông dân SX giỏi, nông dân khởi nghiệp, lao động trẻ được tham gia thực tập trong nước tại các khu NNCNC, các khu SX, ứng dụng của doanh nghiệp NNCNC.

Đối với đào tạo nước ngoài, có 80 cán bộ, công chức, viên chức và 120 người quản lý hoặc thành viên chủ chốt tại các tổ chức nông dân, lao động trẻ được đào tạo, tập huấn thông qua các chương trình tu nghiệp sinh, thực tập nông nghiệp, thực tập kỹ năng ở các Israel, Nhật Bản, Úc…

Xin cảm ơn ông!

LÊ HOÀNG VŨ

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Xem Thêm